Đặt banner 324 x 100

Cây cà phê và giá trị kinh tế mang lại


Cây cà phê
Cà phê chè (arabica) là giống cà phê du nhập vào nước ta lần đầu tiên vào năm 1857, thông qua một số linh mục truyền giáo người Pháp. Đầu tiên nó được trồng thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nam, Phủ Lý. Sau đó, cây cà phê được trồng và mở rộng ra các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Sau chiến tranh, những vườn cà phê, chè ở đây vẫn tiếp tục được duy trì. Vì vậy, khu vực này có sự phân bố của cây cà phê và cây chè rất cao. Cuối cùng, cây cà phê mới dần phát triển vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và người dân bắt đầu nhận thấy Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê.

Sau khi giống cà phê Arabica du nhập vào Việt Nam vào năm 1857, thì đến năm 1908, Pháp đã nhập thêm hai giống cà phê vào Việt Nam. Đó là cà phê hạt (robusta) và cà phê mít (liberica). Sau một thời gian, thực dân phương Tây thấy giống cà phê và chè không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã đưa giống cà phê từ Congo về trồng ở Tây Nguyên.
Trải qua một quá trình lịch sử của Việt Nam các loại cà phê, suy cho cùng Tây Nguyên là nơi hội tụ đầy đủ những lợi thế về sinh thái và thổ nhưỡng phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Sản phẩm cà phê vối đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của Tây Nguyên nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Giá trị kinh tế của cà phê
Cà phê là mặt hàng chủ lực có giá trị xuất khẩu lớn, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương trồng nhiều cà phê. Điều này làm thúc đầy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn. Xuất khẩu cà phê làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hỗ trợ việc làm và cải thiện chất lượng đời sống cho người dân.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, mình sẻ chia sẻ nhiều thông tin về nông nghiệp tại Việt Nam cho các bạn!



 

Thông tin liên hệ


: TranPhuongBac
:
:
: 33/27 Lê Thị Riêng, TP Buôn Ma Thuột