Đặt banner 324 x 100

Tổng hợp những mẹo xử lý mái tôn bị dột hiệu quả nhất


Mái tôn khi qua thời gian sử dụng lâu dài thường sẽ bị xuống cấp nhanh chóng, và xuất hiện những vết rỉ sét, lủng lỗ. Không chỉ vậy, ngay cả những công trình vừa mới thi công xong, nếu không có cách biện pháp xử lý chống thấm hiệu quả, thì vẫn xuất hiện tình trạng thấm dột như thường. Cách sửa mái tôn bị dột như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm, đặc biệt trong mùa mưa bão. Để làm tốt công việc này, người gia chủ cần phải có hiểu biết nhất định về nguyên nhân lẫn những cách xử lý mái tôn bị dột tương ứng. Trong bài viết này, Ngọc Xuyến sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của quý gia chủ với hy vọng mang lại cho bạn những ý tưởng chống thấm đơn giản những đạt hiệu quả cao.
 

Cách nhận biết mái tôn bị dột

1. Nhận biết bằng mắt thường

Các bạn có thể đứng dưới sàn hoặc trèo lên mái tôn để kiểm tra những vị trí tôn bị hoen rỉ, mục nát, lủng lỗ. Bằng việc quan sát vào 2 thời điểm: mưa và nắng to các bạn có thể dễ dàng đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn. Việc này giúp bạn kiểm tra tổng thể những nơi bắn keo. Các tấm tôn còn sử dụng được hay không, các điểm đinh bắn thế nào.

2. Tạo cơn mưa nhân tạo bằng cách xả nước

Đổ hoặc phun nước từ điểm có độ dốc cao nhất trên mái. Cho chảy nhiều như mưa lâu từ trên xuống. Ở dưới nhà bạn quan sát toàn bộ các điểm. Nếu chỗ nào bị rò rỉ nước là chỗ ấy cần phải xử lý. Bạn nên đếm từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo xà đón và lỗ đinh để xác định vị trí.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng phương pháp phun nước ngược lại để phát hiện những khe tiếp giáp của tôn nào bị hở. Hoặc bị nước chui vào khi bị gió ngược. Sau đó đánh dấu những vị trí nào bị nước tràn vào.

Nguyên nhân khiến mái tôn bị thấm dột là gì?

Mái tôn là bộ phận thường xuyên bị hư hỏng, xuống cấp sau 1 thời gian sử dụng do những tác động có hại từ bên ngoài. Nhưng cũng có những trường hợp, nhà mới xây nhưng phần mái tôn vẫn bị dột nước do trong quá trình thi công lợp mái ban đầu. Nếu để lâu ngày, tường nhà và đồ nội thất cũng bị ngấm nước, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn của gia chủ.

1. Dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ

Nếu phần máng xối nước thoát ra không hết thì rất nhanh bị lão hóa (do vật liệu dùng để trám là silicone). Đôi khi nguyên nhân còn là do lỗ thoát nước. Vì nắng mưa thường xuyên làm vật liệu co dãn dẫn đến việc xuất hiện khe hở gây dột. Cũng có lúc nước mưa quá nhiều mà máng xối quá nhỏ gây tràn nước. Lúc này cần kiểm tra lại số lượng lỗ thoát nước hoặc thay máng xối khác lớn hơn.

2. Dột mái tôn ở các vị trí thủng tôn

Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ do lâu ngày gặp phản ứng điện hóa bị ăn mòn tôn hoặc do sử dụng loại tôn kém chất lượng gặp nắng nóng giãn ra, lạnh co đột ngột làm thủng lỗ trên mái càng lâu càng nhiều. Việc này dễ xảy ra do sử dụng loại mái tôn kém chất lượng. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy trên bề mặt tôn xuất hiện vết nứt hoặc lỗ thủng nhỏ. Nếu không được sửa chữa nhanh chóng sẽ ngày càng lớn và gây hư hỏng cho mái tôn.
Nguyên nhân thường thấy ở đây là do:
- Lựa chọn phải tôn kém chất lượng.
- Axit ở nước mưa ăn mòn tôn lâu ngày.
- Tôn bị xước, lâu ngày nước mưa ăn mòn vết xước khiến tôn bị thủng.
- Tôn bị hư hỏng do có vật rơi vào (ví dụ như cành cây lớn,…).

3. Dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái

Mái tôn là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước mưa nên lâu dần tại vị trí đinh ốc vít gắn trên mái bị ăn mòn gây tôn rỉ sét, mục ngày càng rộng ra. Ngay khi có gió bão mạnh sẽ làm bật các mũ đinh lên và gây rò rỉ nước hoặc mái tôn bị lật lên. Tình trạng mũ đinh bị rỉ sét thường là do quá trình chấm thấm ban đầu không đạt hiệu quả, hoặc lựa chọn vật liệu thi công kém chất lượng.

Cách chống dột mái tôn hiệu quả nhất hiện nay

1. Cách chống dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ

Bước 1: Tìm kiếm vị trí nối mái xảy ra hiện tượng thấm dột
Bước 2: Xác định bề rộng của mái tôn là bao nhiêu mét vuông để tính lượng nước mưa khi trời mưa xuống máng và ống thoát nước mới thoát được hết.
Bước 3: Nếu máng tôn nhỏ thì thay máng tôn lớn hơn, bổ sung hoặc thay ống thoát nước to hơn, dày hơn vào các vị trí cần thay lắp.
Bước 4: Bơm keo Silicon và các vị trí nối máng, nối mái, cổ ống, đầu vít nhằm tránh cho nước mưa thấm qua.

2. Cách chống dột mái tôn ở các vị trí thủng tôn

Bước 1: Xác định vị trí tôn thủng.
Bước 2: Cắt một miếng tôn to hơn vị trí thủng.
Bước 3: Dán đồng thời đè miếng tôn cắt lên vị trí thủng.
Bước 4: Bơm keo Silicon A300 lên những mép tiếp giáp xung quanh, giữa miếng tôn dán.

3. Cách chống dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái

Vít lại đinh nối: Nếu chỗ tiếp giáp bị dột thì bạn chỉ cần bắt vít cho chặt và thêm keo là ổn thỏa.
Thay thế đinh vít bị rỉ sét: Nếu thấm dột là do đinh vít thì bạn cần nhanh chóng thay loại mới nhất. Hãy dùng máy bắn vít để tháo đinh cũ ra, sau đó thay bằng đinh mới. Không nên tháo đinh ra cùng một lúc vì tôn rất dễ bị xô lệch. Bạn cũng nên bắn thêm keo silicon phủ lên đinh để đảm bảo hơn.
Biện pháp gia cố mũ đinh vít bị rỉ sét:
- Bước 1: Xác định những vị trí bị thấm dột và đánh dấu lại.
- Bước 2: Chuẩn bị keo Silicon và súng bắn vít ( ốc vít, súng bắn Silicon….)
- Bước 3: Bắn vít bổ sung vào các vị trí ốc vít bị han rỉ, bị bay mũ… để đè tấm tôn xuống.
- Bước 4: Bơm keo Silicon vào các đầu ốc vít bị han rỉ, vào các lỗ bắn ốc vít cũ, bơm keo lên các đầu ốc vít mới bắn bổ sung.

4. Cách chống dột mái tôn bằng xăng và xốp

Đây cũng là một trong những cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dựa vào phản ứng hóa học, khi xốp tiếp xúc với xăng nó sẽ tự động tan chảy tạo ra một chất kết dính cực tốt trở thành một loại keo, có thể bám chắc vào những mái tôn làm bằng kim loại hoặc bằng xi măng.
Quy trình:
- Vệ sinh sạch xung quanh vị trí mái tôn bị thấm dột, nên sử dụng giấy nhám chà mạnh nếu có những vết dơ lâu ngày.
- Sử dụng một miếng xốp nhỏ nhúng trực tiếp vào xăng thơm, sau đó nhanh tay đưa vào vị trí bị dột.
- Thực hiện liên tục thao tác này trên vị trí bị dột đến khi nào đảm bảo lỗ hổng đã được bịt kín.

5. Cách chống dột mái tôn bằng keo chuyên dụng

Nguyên lý của việc sử dụng keo chống dột cho mái tôn cũng giống như khi việc bạn vá lốp xe. Khi tấm tôn bị thủng không gần vị trí xà gồ đỡ, bạn có thể xử lý như sau:
- Đối với lỗ thủng nhỏ: Có thể dùng keo silicon hoặc xi măng đắp lại lỗ thủng đó. Có thể bắn một vít lạnh vào điểm đó trước khi bơm keo. Nếu như lỗ tôn không to hơn vít lạnh.
- Đối với lỗ lớn hơn với đường rách dài: Bạn sẽ phải làm sạch bề mặt tôn quanh khu vực đó. Lấy một miếng tôn khác có cả chiều dài và rộng hơn điểm rách khoảng 10cm về mỗi bên. Dùng keo dán miếng tôn đó vào vị trí bị thủng. Sao đó đè một miếng ngói lên để cố định trong thời gian chờ keo khô hẳn.

---

Trên đây là những cách xu ly mai ton bi dot hiệu quả nhất được các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp sử dụng trong thi công chống thấm. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các gia chủ khắc phục tình trạng thấm dột cho mái tôn của mình trong mùa mưa sắp tới. Nếu bạn cần tìm cách chống dột mái tôn hay các vấn đề về khác liên quan đến mái nhà thì hãy đến với dịch vụ của Ngọc Xuyến. Được sự tin tưởng và đánh giá cao của khách hàng trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi tự tin sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý mái nhà giá rẻ tại TPHCM và trên toàn quốc tốt nhất dành cho bạn. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0965 353 845.

Thông tin liên hệ


: xulymainhanx2021
:
:
:
: