Đặt banner 324 x 100

PAS – Công thức viết bài “đốn tim” triệu khách hàng của copywritter


Chúng ta đều biết rằng content chính là chiếc chìa khóa thành công trong một chiến dịch marketing. Thế nhưng làm thế nào để sản xuất ra những nội dung, bài viết đánh trúng được tâm lý khách hàng, khiến họ quyết định rút hầu bao để mua hàng thì không phải chuyện dễ dàng.
Nói đến công thức viết bài trong marketing, chúng ta có thể kể đến 21  loại công thức khác nhau như AIDA, PAS, 3S, 4P, String of Pearls, .... Tuy nhiên, trong bài viết này quảng cáo Facebook Hải Phòng sẽ chia sẻ đến các bạn công thức viết bài PAS (Problem – Agitate – Solve). Đây là một trong những công thức kinh điển giúp copywriter “đốn tim” hàng triệu khách hàng.
quảng cáo facebook Hải Phòng
PAS là công thức content có thể ứng dụng cho nhiều loại hình marketing khác nhau từ tờ rơi, thư điện tử đến các bài PR, bài quảng cáo FB hay thậm chí là kịch bản TVC. Công thức này đem lại một tín hiệu khả quan cho các nhãn hàng, mang lại giải pháp tốt và giúp sản phẩm đến gần với khách hành nhưng vô tình, chúng có thể là con dao hai lưỡi nếu nhãn hàng thiếu minh bạch đối với người tiêu dùng.
Công thức PAS khá tinh gọn, dễ hiểu và dễ sử dụng trong nhiều tình huống. PAS gồm 3 yếu tố: Problem (Vấn đề), Agitate (Gây kích động) và Solve (Giải pháp).
Problem: Trình bày vấn đề
Copywriter cần hiểu vấn đề mà khách hàng gặp phải, đánh trúng tâm lí bằng cách nêu lên tầm quan trọng của vấn đề đó. Bạn nên khơi gợi được nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, càng khơi gợi nhiều bạn càng chứng minh sự sâu sắc của bạn đối vs họ. Đây chính là cách giúp bạn tiếp cận và giữ chân được khách hàng của mình.
Agitate: Khuấy động và kích động vấn đề
Sau khi đã xác định được vấn đề của khách hàng, bạn cần phải làm cho nó nghiêm trọng hơn bằng cách thêm vào đó cảm xúc. Tuy nhiên, việc kích động này giống như bạn đang nắm một cánh cửa, đồng thời kiểm soát và mở ra cho khách hàng một lối thoát. Nội dung có thể “khuấy động” có thể lấy từ các dữ liệu của bên thứ ba như: số liệu nghiên cứu, thông báo từ tổ chức, giới chuyên môn,...
Solution: Giải pháp
Sau khi đưa ra các vấn đề và “kích động tâm lý người đọc, bước tiếp theo bạn cần tiết lộ giải pháp mà khách hàng đang tiềm kiếm. Copywriter nên khéo léo lồng ghép lợi ích của sản phẩm, dịch vụ cũng như giải pháp với nhau để hóa giải vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Một số ví dụ về ứng dụng công thức PAS
Ví dụ 1: Quảng cáo đệm
Problem: Lần cuối cùng bạn có giấc ngủ ngon là khi nào? Bạn đã từng biết đến giấc ngủ mà khi tỉnh dậy bạn cảm thấy yêu đời và phấn chấn khi ra khỏi giường?
Agitate: Một giấc ngủ ban đêm có thể khiến bạn như lạc vào cơn mộng mị, như có ái đó đang đè lên bạn. Bạn không thể tập trung, bạn cảm thấy khó chịu và không có thứ gì có thể khiến bạn nhẹ đầu đi được.
Solve: Nếu điều đó thường xuyên đến với bạn, thì bạn phải biết đến loại đệm ABC của chúng tôi. Bạn sẽ không ngủ. Bạn sẽ được bồng bềnh với những sự khoan thai trong suốt một đêm dài.
Ví dụ 2: Quảng cáo nước tương
Problem: Các nước châu Âu vừa đưa ra cánh báo về các loại nước tương chứa chất 3-MCPD có nồng độ quá mức cho phép, có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Agitate: Các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước cho biết chất 3-MCPD là nguyên nhân chính, khiến cho cơ thể dễ bị mắc bệnh ung thư.
Solve: Chúng tôi cho ra đời loại nước tương mới, an toàn với sức khoẻ người tiêu dùng, thưởng 1 tỷ đồng cho ai tìm được chất 3-MCPD trong loại nước tương của chúng tôi.
Có rất nhiều ví dụ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trong các TVC hay các bài PR mà chúng ta thấy hàng ngày.
Công thức PAS sẽ thực sự tốt cho những nhãn hàng làm ăn chân chính, giúp mang lại phương án giải quyết và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn có thể là con dao hai lưỡi cứa đứt lòng tin của khách hành nếu cố tình dùng PAS để đánh lừa người tiêu dùng.
Hy vọng với bài chia sẻ trên đây, các bạn có thể ứng dụng công thức PAS vào công việc của mình một cách thông minh và hiệu quả.
(Nguồn: brandsvietnam)

 

Thông tin liên hệ


: PhuongVu26598
:
:
:
: