Đặt banner 324 x 100

Khái niệm và phân loại thực phẩm sạch


Bạn có đang sử dụng thực phẩm an toàn hằng ngày? Thực phẩm an toàn là gì?
Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng những sản phẩm tự nhiên, an toàn, sạch sẽ cũng được đặt lên hàng đầu. Nhất là nhu cầu về ăn uống, ngày càng có nhiều bài báo, thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng về ngộ độc thức ăn, trong thức ăn có các chất gây ung thư, thực phẩm bẩn không đảm bảo an toàn … làm tâm lý của người tiêu dùng rất hoang mang. Khi mà những thực phẩm được mua ngoài chợ, các siêu thị, các cửa hàng bày bán chính người tiêu dùng cũng không biết được nguồn gốc xuất xứ ở đâu, thực phẩm đảm bảo sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn hay không?
Vậy để biết được thực phẩm gia đình mình sử dụng là thực phẩm sạch hay không đầu tiên bạn cần hiểu về khái niệm và phân loại các loại thực phẩm sạch
1. Khái niệm về thực phẩm an toàn
Theo nghĩa đen: Thực phẩm an toàn là thực phẩm không chứa chất “bẩn”. Chất bẩn là những gì có thể và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người như: chất hóa học độc hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân hay nước bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ môi trường nhiễm vào thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm.
Thực phẩm an toàn là cụm từ dùng chung cho những loại thực phẩm đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn được công nhận
*** Tiêu chuẩn VietGAP – Phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam – dựa trên 4 tiêu chí
– Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt
– Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý
– Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân
– Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng
Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thường gọi là thực phẩm an toàn
*** Tiêu chuẩn GlobalGap –
 Phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu
Yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ, bao gồm các yếu tố:
– Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ
– Thuốc và hóa chất sử dụng
– Bao bì
– Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.
Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường gọi là thực phẩm an toàn
*** Tiêu chuẩn hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ là những loại thự phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ, gồm yêu cầu 4 không:
– Không phân bón hóa học
– Không hóa chất bảo vệ thực vật độc hại
– Không chất kích thích tăng trưởng
– Không hóa chất gây biến đổi gien
Thực phẩm hữu cơ thường gọi là thực phẩm sạch
2. Phân loại thực phẩm sạch: 
chia thành 3 loại
– Thực phẩm không ô nhiễm
Gọi là thực phẩm không gây hại hoặc “an toàn vệ sinh”. Đây là loại thực phẩm sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.
Đó cũng là thực phẩm sơ cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước và ngành hàng. Thực phẩm không ô nhiễm là thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại (gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) hoặc các chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép, bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
– Thực phẩm sinh thái
Thực phẩm sinh thái còn gọi là thực phẩm xanh. Sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
Thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, tiêu chuẩn thực phẩm không gây ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.
– Thực phẩm hữu cơ
Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.
Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ).
Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.

Thông tin liên hệ


: Tien47
:
:
:
: