Đặt banner 324 x 100

Những giá trị dinh dưỡng trong cá nục cần biết


Cá nục là một trong những loại hải sản có sản lượng cao, được sử dụng phổ biến rộng rãi. Cá nục trong bữa cơm hằng ngày đã không còn quá xa lạ với mọi người. Nhưng hẳn mọi người cũng chưa hẳn đã hiểu hết được cá nục là loài nào, ăn cá nục có lợi ích gì, giá trị dinh dưỡng của nó là bao nhiêu. Không phải chờ lâu chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Phân loại cá nục trên thị trường

Các loại cá nục

Chi cá nục (danh pháp khoa học: (Decapterus) là một chi trong họ Cá khế (Carangidae). Đây là nhóm cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế được đánh bắt phổ biến ở nhiều nơi trên Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ở Việt Nam, vùng ven biển Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có ba loại cá nục được đánh bắt và kinh doanh phổ biến bao gồm: Cá nục bông, cá nục chuối và cá nục sồ.

Cá nục bông

Cá nục bông hay còn gọi là cá nục tròn, tên khoa học là Decapterusunctatus, thuộc chi Punctatus là chi họ cá khế. Chúng phân bố nhiều ở vùng biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tại Việt Nam cá nục là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trên thị trường.

Cá nục bông cá hình dạng tương đối tròn, không dẹt như cá nục sò. Lớp da vảy nhỏ và có các sọc xanh đậm trên lương, phần bùng có màu trắng. Cá nục bông có kích thước trung bình 30cm, mỗi con nặng khoảng chừng 300gr. Cũng như các loại cá nục khác, cá nục bông cũng có rất ít xương, xương của cá nục bông chỉ bao gồm xương cột sống và phần xương bụng, các xương bé trên phần thăn nhưng không đáng kể. Bởi vậy cũng không quá lo lắng khi ăn cá nục sẽ bị mắc nhiều xương.

Thịt cá nục bông rất ngon và ngọt, vị bùi, béo mà không ngậy, thường được dùng để chế biến các món kho, món nướng, ngoài ra còn được cấp đông, làm chả cá, cá đống hộp…

Cá nục sồ

Cá nục sồ hay cá nục gai, tên khoa học của loại cá này là Decapterus maruadsi, là một loài cá biển trong họ cá khế (Carangidae). Cá nục sò được đánh bắt ở khá nhiều cá vùng biển như các vịnh Băc Bộ, vùng biển miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ. Cá nục sồ cho sản lượng quanh năm bởi vậy nó cũng là nguồn đánh bắt chính của ngư dân bản địa.

Cá nục sồ có hình dáng khác với loại nục chuối hay nục bông. Kích thước trung bình của chúng thường dài 25cm, gồm có các gai vây lưng, tia vây lưng mềm mại, vay hai hậu môn. Cá nục sồ có thân hình dẹp hai bên, mõm cá dài, nhọn miêng lớn chếch hàm dưới so với hàm trên, toàn thân phủ một lớp vảy nhỏ, sát phần lưng có màu xanh xám, phần bụng thì màu trắng.

Thịt cá nục sò được đánh giá là hơi cứng không béo bằng hai loại nục chuối hay nục bông, tuy nhiên thịt cá lại khá là chắc và ngọt ăn lâu sẽ cảm nhận được vịt ngọt bùi của cá. Bởi vậy nục sồ thường được dùng để là cá khô, cá đông lạnh, cá hộp…

Cá nục chuối

Cá nục chuối, chúng ta còn có thể gọi là cá nục tròn, hay cá nục thuôn. Tên khoa học là Decapterus macrosoma, là một loài cá biển trong họ Cá khế (Carangidae). Loài này phân bố vùng biển miền Trung như Thanh Hóa và Nghệ An, phía Đông và Tây Nam Bộ. Cá nục chuối thường sống ở vùng nước sâu 20-120 mét và kiếm ăn ở các rạn san hô. Thức ăn chính của chúng là cá nhỏ, tôm và các động vật không xương sống khác.

Chiều dài cơ thể trung bình của cá nục chuối là 18-35cm, thân hình khá mảnh mai, trên lưng có gân xanh xám và da bụng màu trắng. Loài này có đầu thuôn nhọn, mặt sau có gai. Cá nục chuối được đánh giá là cực kỳ thơm, ngon và béo nên loại cá này rất được ưa chuộng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, thích hợp cho các sản phẩm đông lạnh, cá đóng hộp, cá nục khô... Ngoài ra, món kho làm từ cá nục chuối cũng rất ngon.

Tham khảo thêm bài viết: Cá nục chuối là gì? Làm món gì ngon nhất

Cá nục bao nhiêu tiền một kg

Cho đến thời điểm hiện tại cá nục vẫn đang là dòng thực phẩm với giá cả hợp lý, phải chăng phù hợp với hầu hết các gia đình. Cá nục sinh sống các vùng biển kéo dài từ bắc vào nam nên chúng ta có thể dễ dàng mua tại bất kỳ đâu.

Hiện nay giá của cá nục tươi dao động từ 40-60/ 1kg tuỳ vào các mùa mà giá cá sẽ dao động khác nhau

Cá nục khô, nếu các bạn đã ăn cá nục thì không thể nào không biết cá nục khô. Sản phẩm có thể bảo quản được khá lâu và chế biến được các món ăn ngon như cá nục khô riêm tỏi ớt, cá nục khô sốt cà chua….

Sản phẩm: Cá Nục Khô (Loại 250g) – 49.000vnđ

Cá nục một nắng lột da, loại này khi sơ chế đã được bỏ đầu và ruột, lột bỏ da và tiến hành phơi một nắng. Cá nục một nắng vị khá là ngọt, thịt chắc bùi và béo, đặc biệt loại này đã được bỏ bớt vị tanh nhờ đã được phơi qua một nắng.

Sản phẩm: Cá Nục Một Nắng Lột Da (Loại 500g)

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích khi ăn cá nục

Cá là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Mỗi loại cá có một thành phần dinh dưỡng khác nhau. Vậy, vai trò của cá nục là gì? Giá trị dinh dưỡng ra sao? Chúng ta cùng nhau xem ngay qua bài viết dưới đâu nhé!

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Thịt cá nục là một trong những dòng cá chứa nhiều kali. Kali là chất rất tốt và cần thiết giúp duy trì và ổn định huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng tăng huyết áp. Bệnh nhân đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên sử dụng cá nục trong thực đơn để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp.

Tốt cho não bộ

Cá là thực phẩm chứa nhiều omega 3, đây là một trong những chất giúp cải thiện chức năng não bộ và kích thích sự phát triển của các dây thần kinh não bộ. Các hợp chất này cũng được sử dụng để làm thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, thịt cá nục còn chứa axit docosahexaenoic, một chất có tác dụng ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson (chứng mất trí nhớ và kiểm soát hành vi).

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 Trong thành phần của thịt cá nục có nhiều axit béo không no. Chất này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát lượng đường trong máu. Không chỉ vậy, nó còn hạn chế lượng chất béo bão hòa khi sử dụng cá nục. Tránh bệnh tim mạch. Ngoài những công năng trên, cá nục còn có tác dụng tốt đối với những người hay bị đau nhức xương khớp, cận thị…

Cách chọn mua cá nục tươi ngon

Một vài mẹo nhỏ bật bí cho các bà nội trợ thân yêu của chúng ta các chọn mua cá nục nói riêng và các loại cá biển nói chung, để chúng ta sẽ không gặp phải trường hợp mua cá kém chất lượng nhé!

  • Đầu tiên để biết cá tươi hay không khi mua cá nục nói riêng và các loại cá nói chung đó là mang cá. Một con cá ngon và muốn biết nó còn tươi hay không thì mang cá sẽ nói cho ta biết điều đó. Vì mang là cơ quan hô hấp của cá, cá bơm nước qua để lấy oxy trong nước, bởi vậy hoá chất sẽ ảnh hưởng tới mang cá trước tiên. Những chú cá tươi thường mang của chúng sẽ không nhớt, không có mùi, và có màu đỏ tươi, đây là đặc điểm nhận dạng khá đơn giản. Ngược lại nếu mang cá đổi qua màu đỏ thẫm, nhớt và có mùi thì cá đó được để khá lâu và không còn tươi
  • Thứ 2 chúng ta có thể nhìn vào mắt cá, cá nục là loài cá có mắt to tròn hơi lồi ra. Với những con cá tươi thì mắt chúng thường trong, với những con cá có mắt đục màu, mắt lồi to thì chúng đã không còn tươi và chết được khá lâu rồi.
  • Thứ 3 chúng ta có thể phân biệt giữa cá tươi và không tươi dựa vào vảy cá, da cá và thân cá. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được. Với những con cá ươn để lâu vảy cá sẽ có dấu hiệu bong tróc nhiều. Thân cá xuất hiện đốm đen trông loang lổ và khi ta sờ vào sẽ thấy cá rất mềm không còn chắc và đàn hồi như cá tươi. Cá còn tươi có vảy bám chặt vào thân, óng ánh, không có dịch nhớt và không có mùi hôi.
  • Ngoài ra các mẹ có thể có thể lựa chọn cá nục khô thay cho cá nục tươi khi muốn đổi món trong bữa ăn hằng ngày. Cá nục khô thường được qua xử lý và sơ chế cực kỳ cẩn thận. Với sản phẩm này cá không những vừa giữ được độ tươi của cá từ khi đánh bắt lên mà còn có thể bảo quản khá lâu.

Lưu ý khi ăn cá nục

Không nên ăn quá thường xuyên

Như chúng ta đã biết vì theo môi trường sống của cá biển mà hầu hết các loại cá biển đều có chứa hàm lượng thuỷ ngân. Nếu chúng ta ăn cá thường xuyên mỗi ngày, thì lượng thuỷ ngân này sẽ tích tụ trong cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ mỗi người, đặc biệt là các bà bầu vì nó sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai. Chúng ta nên cân đối bổ sung các loại hải sản nói chung và cá nục nói riêng sao cho phù hợp, tỷ dụ 1 tuần bạn có thể ăn 2 bữa cá.

Hạn chế ăn cá nục sống

Với tín đồ ăn đồ sống thì nên lưu ý hạn chế ăn cá nục sống vì nếu như ăn quá nhiều đồ sống sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán trong dạ dày, gây hại đến sức khoẻ của chúng ta.

Không nên ăn khi đói

Ăn cá nục khi đói sẽ dẫn đên nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Vì trong có nục có hàm lượng chất purine sẽ gây nên các tổn thương mô, là nguyên nhân gây bệnh gút.

Địa chỉ mua cá nục ngon, chất lượng tại Hà Nội

Mua thực phẩm siêu thị hiện nay đang là xu hướng của toàn thể mọi người, vì sự thuận tiện cũng như nguồn gốc xuất sứ và chất lượng của thực phẩm đã được kiểm định trước khi bày bán. Bởi vậy sự tin dùng của người dân với hàng siêu thị sẽ cao hơn so với các thực phẩm hàng chợ không rõ nguồn gốc.

Bật mí với mọi người một trong những địa điểm bán cá nục nói riêng và các loại hải sản nói chung uy tín chất lượng tại Natufood.

Bài viết không dài cũng không ngắn mong rằng những thông tin này sẽ là những tài liệu bổ ích cho các mẹ các bà nội trợ của chúng ta.

Tham khảo thêm bài viết: 5 cách kho cá nục siêu ngon