Đặt banner 324 x 100

Cuộc chiến giữa Marketing và Designer


Một trong những điều cốt lõi khiến làm việc nhóm (teamwork) trong các agency và client phá sản là người này luôn muốn người kia làm theo ý họ, bất kể chuyên môn.

Mặc dù bất đồng quan điểm trong nhóm không có gì lạ, đặc biệt càng không có gì lạ nếu đó là ở những môi trường sáng tạo như client hay agency. Nhưng sự bất đồng giữa marketer và designer thì có phần gay gắt và khó hiểu hơn cả.

Khó hiểu nhất chắc là cách làm việc của nhiều marketer, đến mức những gì họ làm hoàn toàn đối nghịch với những điều họ mong muốn.

Cuộc chiến giữa Marketing và Designer

1. Sự can thiệp.

Một trong những điều tối kỵ khi làm việc nhóm là sự can thiệp xen vào chuyên môn của nhau. Hãy chấp nhận rằng một marketer không thể có nhiều kiến thức thiết kế bằng designer. Điều này thể hiện rõ nhất ở những câu bông đùa dạng: “Tôi mà biết dùng phần mềm tôi đã làm rồi không cần nhờ đến cậu”. Nhưng liệu marketer có nhận ra chữ “không biết” to đùng ẩn trong câu vừa rồi không?

Trong khi designer không bao giờ hoặc hiếm khi đưa ra ý kiến về những chiến dịch của marketer, ngược lại marketer dường như luôn góp ý về màu sắc, kích thước, tỷ lệ và những điều tương tự.

2. Những lý do không xác đáng.

Marketer vẫn thường viện dẫn rằng “ở góc độ người dùng” thì “thiết kế này nó abcxyz”, nhưng cụm từ “ở góc độ người dùng” chẳng khác gì “theo các nhà khoa học” hay “theo một số nghiên cứu” của báo lá cải, nếu chẳng có bất kỳ dẫn chứng cụ thể thuyết phục nào.

Ngoại trừ những sai lệch mang tính kỹ thuật như truyền tải sai thông điệp, lệch khỏi key visual của khách hàng… Marketer nên hạn chế góp ý những yếu tố khác nếu không chắc chắn,hay góp ý vì “cảm nhận cá nhân”. Có thể đưa ra số liệu hoặc khảo sát nhỏ trong team nếu có tranh cãi, nhưng đừng đưa ra những ý kiến quá chủ quan.

Vấn đề của nhiều marketer là luôn nghĩ chỉ mình họ làm việc nghiêm túc và chỉ mình họ hiểu rõ bản chất vấn đề. Nhiều người không biết, hoặc từ chối tin rằng khi các designer làm việc, họ đã nghiên cứu kỹ và đưa ra những phương án tối ưu nhất.

Chính designer đã “cho cái này sáng lên một chút”, “cho cái kia tối đi một chút”, chính họ đã “cho chữ to lên”, “đổi màu khác” hoặc “cho cái này lệch phải một chút”. Trong quá trình thiết kế, designer đã thử mọi phương án để cả tổng thể lẫn chi tiết trông ổn nhất có thể.

Bên cạnh đó, việc sửa “cái này một chút”, “cái kia một chút” hay “đổi màu một chút” thật ra chẳng hề… một chút tí nào cả. Mỗi phong cách art hay mỗi bố cục đều có những quy cách riêng và khi cho một thứ nhỏ trở nên đẹp hơn chưa chắc tổng thể sẽ đẹp hơn.

Hãy tin rằng designer luôn cố làm mọi thứ tốt nhất có thể vì chính họ mới là người khó chấp nhận sự tồi tệ của những tác phẩm họ làm ra nhất, chứ không phải bất kỳ ai khác. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thiết kế có những thứ khó diễn tả bằng lời, chứ không phải designer không biết cách nói cho bạn hiểu. Hoặc đôi khi là giới hạn về công cụ.

Marketer vẫn thường khắt khe vì họ là người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ chiến dịch, vì vậy họ muốn đảm bảo mọi thứ theo ý mình.

Nhưng chính vì marketer là người chịu trách nhiệm, họ càng cần phải tin tưởng designer.

3. Marketing cần phải tin tưởng Designer.

Nếu bạn là bệnh nhân và bệnh tình càng nguy cấp, bạn càng phải tin tưởng bác sĩ thay vì “cảm nhận cá nhân”. Tương tự, hãy tin tưởng designer và chuyên môn của họ.
Bất kể bạn làm gì, khi những thứ bạn tạo ra bị feedback 1 lần, 2 lần rồi 3 lần thì vẫn bình thường, nhưng lần thứ 4 sẽ dẫn đến tâm lý “làm cho xong”.
Việc feedback của marketer về cơ bản là vô nghĩa và khiến quy trình trở nên cồng kềnh vì sản phẩm sau đó sẽ lại được sếp và khách hàng duyệt, feedback thêm một đợt nữa. Câu hỏi đặt ra là anh marketer còn feedback thêm một lớp để làm gì?
Trong agency hay client, designer thường ở vị trí support cho nhiều bên chứ không chỉ phục vụ cho marketer. Do đó, việc feedback của marketer không những có tác động hữu hình là delay công việc của các phòng ban khác, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần sáng tác của designer – vốn sẽ tác động đến những thiết kế song song khác.
Và vì sản phẩm sẽ được đưa lên cấp trên và khách hàng duyệt, marketer càng nên giữ nguyên sản phẩm của designer để san sẻ trách nhiệm cũng như tạo động lực để họ trau chuốt hơn.
Có lẽ nên nhắc lại lần nữa, quan điểm của bài viết muốn nhắm đến những đánh giá cảm tính của marketer với designer, chứ không nhắc đến những lỗi sai về mặt kỹ thuật.
Chúng ta luôn biết rằng bất kể marketer hay account hay bất kỳ người nào trong team khi feedback đều ở trong tâm thế muốn sự hoàn hảo hay tốt nhất và đúng là họ “ngứa mắt” thật, chứ không phải vì cố tình vẽ chuyện làm khó nhau.
Nhưng mấu chốt ở đây là, vì sao bạn nghĩ bạn có thể cảm thấy điều người khác không thể, và vì sao bạn lại nghĩ cảm nhận của bạn là đúng?
Vì cảm nhận cá nhân là một thứ gì đó xa xỉ trong công việc. Ngay cả thiết kế của Apple vẫn có người chê, thì liệu việc bạn “cảm nhận cá nhân thấy” sản phẩm xấu có quan trọng? Thứ quan trọng hơn là mức độ hiệu quả và sự mượt mà của quy trình. Do đó, nếu lăn tăn hãy làm một cuộc khảo sát nhỏ, thay vì cố chấp tin vào “cảm nhận” của mình.
Vấn đề không phải đúng hay sai, vấn đề là đúng và sai ở đây tác động đến quy trình như thế nào.
Người làm marketing nên hạn chế tác động của “thiên kiến hành động” (người ta có xu hướng không thích việc “không làm gì”, do đó họ luôn cố cho mọi người thấy rằng họ có làm gì đó, bất kể việc đó có vô nghĩa hay không). Đôi lúc việc không làm gì còn giá trị hơn bạn cố gắng tìm việc để làm.
Bí quyết là hãy tin tưởng người khác.
Bí quyết là đừng luôn tự cho rằng mình thì biết còn người khác thì không.
Bí quyết là, hãy để chuyên gia làm việc của họ.

Xem thêm bài viết: Trọn bộ tài liệu marketing cho người mới bắt đầu
 

Để ứng tuyển:

+ Gửi CV trực tiếp vào gmail:  Hrvieclamphilippine@gmail.com

+ Liên hệ trực tiếp với

Hotline / Zalo: +63 9772557747

Việc làm Philippines KHÔNG MẤT CHI PHÍ của các ứng viên từ khi phỏng vấn đến khi làm việc.

Chúc mọi người có những chuyến đi vui vẻ!