Đặt banner 324 x 100

Trẻ gặp tình trạng nhiễm trùng đường ruột là như nào?


Tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa  ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy thế nào là tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột?

GIÚP TRẺ SƠ SINH PHÒNG BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên là điều quan trọng và cần thiết mà cha mẹ nên áp dụng cho bé. Phụ huynh nên lưu tâm công tác phòng ngừa cho con, tránh để bé mắc phải bệnh lý cũng như tạo tiền đề cho bé phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ có thể tham khảo những cách phòng ngừa sau đây:
  • Vệ sinh sạch sẽ vật dụng hàng ngày như bình sữa, chăn gối của bé, vật dụng nấu ăn …Chú ý vệ sinh thân thể trẻ, đặc biệt là mẹ cần lưu ý rửa tay, sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với bé hoặc tiếp xúc với đồ vật.
  • Chú ý đến nguồn nước của gia đình đang sử dụng, nếu có hiện tượng bất thường cần nhanh chóng xử lý, ưu tiên những nguồn nước sạch, đã qua xử lý.
  • Với bé đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, tiêu hóa kém, be mẹ có thể kết hợp cho con sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường tiêu hòa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột trở về trạng thái cân bằng, ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn cũng như hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng. Hi vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích cho việc chăm sóc con đúng cách giúp bé có một đường ruột khỏe mạnh
  • Hãy bù nước cho trẻ đúng cách, bổ sung đủ nước và điện giải để bù vào phần nước đã bị mất. Với trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ hãy chia nhỏ cữ bú và cho bé bú thường xuyên để bù nước và cung cấp dưỡng chất để hồi phục sức khỏe cho bé.
  • Mẹ lưu ý chọn lựa các loại thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của cả gia đình. Chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách, hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, tránh để tình trạng thực phẩm biến chất,ôi thiu…khi sử dụng có thể gây ngộ độc hoặc tiêu chảy….
  • Mẹ nên chú ý vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng khí, tránh tình trạng nóng ẩm gây nấm mốc đồ đạc, thực phẩm. 
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ LÀ TÌNH TRẠNG NHƯ THẾ NÀO?
Những bệnh lý về tiêu hóa nói chung và bệnh nhiễm trùng đường ruột nói riêng đều là những bệnh lý thường gặp. Song, tất cả chúng đều sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị dứt điểm, kịp thời. 
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Trên thế giới cứ 9 trường hợp trẻ em tử vong thì có 1 trường hợp tử vong do bệnh tiêu chảy. Mỗi ngày, có hơn 2000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Con số này còn nhiều hơn cả các bệnh lí khác như AIDS, sốt rét và cả bệnh sởi cộng lại.
Những biến chứng trẻ sơ sinh có thể gặp phải khi bị nhiễm trùng đường ruột
Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như sốt cao, đau cơ, gặp khó khăn trong việc kiểm soát nhu động ruột.
Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn ngoài gây ra nhiễm trùng đường ruột còn có thể gây ra các tổn thương đến những bộ phận khác của cơ thể như thận, gây thiếu máu hoặc nghiêm trọng hơn là làm xuất huyết trong đường ruột, tổn thương đến não, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh nhiễm trùng đường ruột
Tùy từng loại virus, vi khuẩn gây bệnh khác nhau mà những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ sẽ khác nhau ; thời gian ủ bệnh có thể từ 2 – 5 ngày, hoặc từ 1 – 10 ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Ở giai đoạn đầu, trẻ chỉ có dấu hiệu tiêu chảy và sốt; nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như dưới đây thì mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị : 
  • Trẻ đổ nhiều mồ hôi, chân tay lạnh.
  • Bé có biểu hiện mất nước như da mặt/môi khô, tã lót không ướt trong nhiều giờ.
  • Trẻ bỏ bú và trẻ nôn trớ liên tục.
  • Đi ngoài phân lỏng, trong phân có kèm chất nhầy, thậm chí là ra máu
  • Sốt cao không giảm kèm theo triệu chứng tiêu chảy kéo dài.