Đặt banner 324 x 100

Nâng ngực có bị ung thư không? Địa chỉ uy tín


 Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phùng Thị Phương Chi - Bác sĩ chuyên khoa ung bướu - Trung tâm Ung bướu 
 
Đặt túi ngực (implant) không làm tăng nguy cơ ung thư vú nhưng chúng cũng không có tác dụng bảo vệ người bệnh khỏi ung thư. Do đó, nếu thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thì việc tầm soát ung thư vú ở giai đoạn sớm là điều cần thiết với tất cả chị em phụ nữ
 
>>>>> Chia sẻ tâm sự làm đẹp của chị em trên diễn đàn tâm sự dao kéo

 
 nâng ngực có bị ung thư không
 
Đặt túi ngực (còn gọi là implant) là xu hướng đang ngày càng gia tăng cho mục đích thẩm mỹ, sửa chữa những khuyết tật bẩm sinh, cũng như tái tạo sau phẫu thuật cắt tuyến vú. Implant không làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng cũng không giúp bảo vệ tránh được ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú bao gồm các yếu tố: lớn tuổi, thừa cân, có tiền sử gia đình ung thư vú, hoặc mang gen đột biến ung thư vú do di truyền.

Implant vú cũng liên quan đến 1 loại ung thư huyết học hiếm gặp, loại này tuy vị trí xảy ra trên tuyến vú, nhưng thực chất không liên quan gì đến ung thư tuyến vú thông thường. Năm 2011, FDA cảnh báo có mối liên hệ giữa ung thư lymphoma tế bào lớn và implant. Tuy nhiên, chưa xác định được cơ chế rõ ràng và người ta chỉ thấy rằng implant nhám có mối liên hệ với bệnh lymphoma nhiều hơn implant loại trơn láng. Ung thư lymphoma tế bào lớn còn được gọi là BIA-ALCL. Trong 457 ca ung thư loại này được FDA ghi nhận, có ít nhất 310 ca do đặt implant loại nhám.
 
>>>>> Thực hư chuyện bác sĩ Ngô Mộng Hùng lừa đảo

 
: đau, khối u vú, sưng nề hoặc vú không cân đối. Những trường hợp này cần lấy bỏ implant, cắt bỏ u và mô xung quanh u, có thể cần tới hóa trị và xạ trị.

Tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ có đặt implant nhìn chung không cao hơn so với phụ nữ thông thường. Do đó kế hoạch tầm soát ung thư vú cũng áp dụng chung như nhau cho mọi phụ nữ. Các hướng dẫn tầm soát ung thư vú thường khuyến cáo phụ nữ tầm soát hàng năm bắt đầu từ tuổi 40-50, cho dù bạn có đặt implant hay không.
Đặt túi ngực

Đặt túi ngực là một phương pháp giúp phòng ngừa ung thư vú
 
2. Các phương tiện tầm soát ung thư vú

Các phương pháp tầm soát ung thư vú như sau:

    Tự khám tuyến vú
    Bác sĩ thăm khám tuyến vú: thông thường bác sĩ sẽ phát hiện khoảng 55-60% ung thư vú khi thăm khám (trong đó, 15% các trường hợp không phát hiện trên phim X quang), đặc biệt phụ nữ ở tuổi dưới 50. Do đó, việc phối hợp cả bác sĩ thăm khám lẫn chụp X quang vú là rất cần thiết.
    X quang vú: X-quang vú có lợi thế để phát hiện các tổn thương ung thư vú không phát hiện được qua thăm khám. X-quang vú giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú xuống 5% ở nhóm phụ nữ 50-54 tuổi và đến 33% ở nhóm phụ nữ 60-69 tuổi. Các nhà khoa học đều khuyến cáo chụp X quang vú để tầm soát ung thư phải được thực hiện trễ nhất là ở tuổi 50.

Ở phụ nữ đặt implant, tuyến vú có một số khác biệt so với tuyến vú thông thường. Cụ thể:

    Việc thăm khám mô tuyến vú không bị ảnh hưởng khi đặt implant. Các bác sĩ vẫn thực hiện theo kỹ thuật mammacare
    
Bề mặt láng của implant giúp mô tuyến vú được dàn trải, do đó làm tăng khả năng phát hiện u khi thăm khám.

X-quang vú cho phép chẩn đoán các tổn thương ung thư vú chính xác

Tuy nhiên có một số nhầm lẫn giữa tổn thương ung thư và tổn thương do biến chứng của đặt implant như sau:

    Tuyến vú mất cân đối có thể do xuất hiện khối u vú, cũng có thể do co thắt vỏ bao implant, rò rỉ xẹp túi silicon hoặc nước muối.
  
  Khối u hoặc nốt ở vú có thể là khối u ác tính, hoặc van của implant, hoặc vôi hóa mô xung quanh implant hoặc chất silicone do rò rỉ.
>>>> Thông tin về nâng ngực có bị ung thư không