Đặt banner 324 x 100

Chống thấm nhà: Giải pháp giải quyết ngay từ đầu


Nhà thấm nước, rêu mốc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sau đó là kết cấu của ngôi nhà. Đặc biệt hơn, thấm về lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình và tâm lý của chúng ta nữa. Trong thời gian gần đây, trong các diễn đàn xây dựng rất nhiều gia chủ đã chia sẻ về việc thấm nước cho nhà cũ.  Và thấm cả nhà mới xây, điều này cần lưu tâm và có kiến thức để giúp hạn chế vấn đề thấm nước trước và trong quá trình xây nhà. Vậy giải pháp nào để hạn chế nhà bị thấm? 

Vì sao nhà lại bị thấm?
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Thường gây ra mưa nhiều và có sự thay đổi nhiệt độ lớn. Điều này gây nên những hiện tượng co ngót, dãn nở vật liệu làm nứt và phá hủy bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước thâm nhập >> gây thấm
Chống thấm nhà qua những vết nứt
Tuổi thọ của các loại sơn chống thấm tốt nhất từ 3-5 năm, trong điều kiện thời tiết càng khắc nghiệt thì độ bền càng giảm. Do đó, sau 3-4 năm sử dụng phải chống thấm lại tường nhà.

Qúa trình thiết kế và thi công không đúng tiêu chuẩn. Thường xảy ra nhất là ở các vị trí đổ bê tông. Khi bê tông không thi công đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng nứt. Các vật liệu chống thấm không thể liên kết được với đường nứt lớn cũng như không tham gia vào kết cấu của công trình.
Ngoài ra, cũng lưu ý đến quá trình khảo sát địa chất của khu vực bị sai sót. Dẫn đến việc đưa ra phương án kết cấu móng chưa phù hợp. Cũng gây nên hiện tượng sụt lún, nứt và thấm sau một thời gian sử dụng.
Thông thường, nhà sẽ dễ bị thấm ở các khu vực nào?
Các phần công trình trực tiếp tiếp giáp với nước như: sàn mái, tường nhà, sàn ban công, sàn vệ sinh, hộp kỹ thuật,..
 
Các phần công trình ngầm: tầng hầm, móng và chân tường
Thấm chân tường

Chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn những vị trí hay xảy ra vết nứt, khe lỗ,…dẫn đến thấm.
  • Ở vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông, vị trí tiếp giáp giữa khối xây và kết cấu bê tông.
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây cũ và mới.
  • Vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề
  • Chân các kết cấu, thiết bị chon hay lắp ráp vào tường (như chân sắt bồn nước, dây chốt sét,…) và chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ
  • Miệng phễu thu thoát nước ở sàn mái, sân thượng, sàn ban công, nhà vệ sinh
  • Khu vực đấu nối các ống cấp thoát nước

Giải pháp chống thấm cho nhà
Chống thấm bao giờ cũng là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, khi nắm được nguyên lý và vị trí dễ bị thấm. Cùng với các giải pháp kiến trúc và quy trình kỹ thuật hợp lý. Thì chống thấm nhà sẽ không quá khó.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh hay mất bò mới lo làm chuồng. Chúng ta cần chủ động chống thấm trước khi thấm xảy ra. Giải pháp kiến trúc, sử dụng vật liệu hợp ký là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chống thấm. Dựa trên những vị trí dễ xảy ra nứt ở trên để ngăn nước thẩm thấu vào.
  • Khi thiết kế nhà, kỹ sư nên nghiên cứu địa chất của công trình. Hiện nay, khâu thiết kế trên thị trường rất cạnh tranh. Dẫn đến hạ thấp giá thành và giảm đi quy trình thiết kế tiêu chuẩn. Hiện tượng kiến trúc sư copy – paste thiết kế, gây ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu của nhà. Ngoài địa chất còn có các yếu tố thủy văn liên quan để lên phương án chống thấm tốt cho móng, tầng hầm và chân tường.
  • Khi thiết kế mái, chú trọng phù hợp với kiến trúc và khí hậu ở địa phương. Đảm bảo hướng phân thủy và độ dốc thoát nước mưa. Tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Đối với trường hợp mái bằng, độ dốc tối thiểu là 3%
  • Tổ chức phân chia khu vực chức năng liên quan tới nước cấp, thoát nước một cách khoa học. Để tránh đi vòng, xa dễ gây thấm và khó khăn khi đi sửa chữa. Cũng như làm tăng chi phí vật tư
  • Tạo độ dốc 2-3% cho các sàn vệ sinh, sân thượng, ban công hay các sàn chịu nước khác
  • Bảo vệ kết cấu mái cố định (bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa, nắng. Bằng các giải pháp như lợp/dán ngói (với mái dốc). Phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (lưới chống nóng,…) cho mái bằng. Hiện nay, nhà phố được thiết kế sân vườn trên mái hay sân thượng là giải pháp tốt để bảo vệ kết cấu cho mái. Nhưng phải chú trọng đến khâu xử lý chống thấm hiệu quả để tránh tác động ngược.
  • Bảo vệ tường bao che, đặc biệt là hướng đông và tây chịu nhiều nắng, dễ bị nứt. Có thể dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh, sử dụng vật liệu bề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng, dễ bị nứt và sử dụng đúng loại gạch tiêu chuẩn cho các khối xây.
  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thi công. Sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; tháo dỡ cốt pha khi bê tông đủ tuổi. Ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất
  • Lưu ý xử lý triệt để các vị trí hay xảy ra các vết nứt, khe lỗ.

Nguồn: https://www.acomhomes.com/bai-viet/chong-tham-nha-lam-the-nao-de-giai-quyet-hieu-qua/

Thông tin liên hệ


: Acomhomes
:
:
:
: