Đặt banner 324 x 100

Đâu là dấu hiệu khi trẻ gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm?


Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp ngộ độc thực phẩm, nếu cha mẹ không kịp thời xử lý tình trạng này, lâu dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hơn. Vậy cha mẹ phải làm sao để phát hiện các triệu chứng trẻ ngộ độc thực phẩm?

CÁCH PHÁT HIỆN TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NHANH CHÓNG
Một số biểu hiện của ngộ độc thực phẩm nhẹ ở trẻ nhỏ bao gồm:
  • Đau đầu: Một số độc tố trong thực phẩm gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây ra đau đầu. Với mức độ nhẹ  thì thường chỉ đau đầu, nhưng nếu nặng có thể lú lẫn, co giật...
  • Mệt mỏi và chán ăn: Đây là biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ sẽ thấy mệt mỏi và chán ăn do bị mất nước hay các dấu hiệu như sốt, đau bụng, tiêu chảy..... khiến cho việc ăn uống khó khăn hơn.
  • Buồn nôn và nôn mửa nhiều: Đây cũng là cách tự nhiên giúp cho cơ thể dễ dàng đào thải các chất gây ngộ độc cho cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, do nôn nhiều cũng khiến cho bé dễ bị mất nước nên cần chú ý bổ sung nước khi bị nôn.
  • Sốt: Với mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ thì trẻ có thể không bị sốt hoặc sốt nhẹ. Sốt là một triệu chứng bảo vệ cơ thể giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
  • Trẻ bị tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Đây là triệu chứng phổ biến thường khi bị ngộ độc, do các nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc đường tiêu hóa, khiến cho nó giảm khả năng tái hấp thu nước gây tiêu chảy.
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG TRẺ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NHẸ?
Nếu thấy con mình có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ thì mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho con trong vòng 3-5 ngày. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, nếu như trẻ vẫn tiếp tục có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm,con đi ngoài liên tục kèm nôn, mất nước, sốt cao,.... thì cần đưa bé đến ngay bệnh viện để điều trị.
Việc giữ nước rất quan trọng trong thời gian điều trị ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ có thể bổ sung nước cho con mình theo các cách sau:
  • Có thể cho bé uống trà như hoa cúc, bạc hà và bồ công anh để làm dịu cơn đau dạ dày của bé.
  • Cho bé ăn đồ ăn thanh đạm, được chế biến lỏng, loãng như cháo, súp, canh....
  • Cho bé uống bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hồi phục sức khỏe tiêu hóa cho con nhanh chóng hơn. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ hàng đầu được các chuyên gia đánh giá cao.
  • Cho bé uống đồ uống thể thao có nhiều chất điện giải như chanh muối
  • Cho bé uống thuốc không kê đơn như imodium và pepto-Bismol để giúp kiểm soát tiêu chảy và ức chế buồn nôn. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng nhé!
  • Nước ép trái cây thanh mát, đặc biệt là nước dừa, để khôi phục carbohydrate và giúp bé tránh khỏi mệt mỏi tốt hơn.
  • Không cho bé uống đồ uống có chứa caffeine. Bởi vì chất này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa cho bé khiến con nôn trớ, đi ngoài nhiều hơn.