Đặt banner 324 x 100

Mức độ nguy hiểm của tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ


Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây  ngộ độc thực phẩm lâu ngày ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc con. Chất lượng thực phẩm thường là các nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem trẻ em bị ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không.

SỰ NGUY HIỂM CỦA TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở TRẺ
Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống các thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, nấm mốc, bốc mùi vượt quá nồng độ chất bảo quản, chất phụ gia cho phép.
Phần lớn trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ hết sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời thì ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Trẻ nôn trớ nhiều, đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy, đau bụng dữ dội,...
  • Suy giảm sức đề kháng: Trẻ em bị ngộ độc thực phẩm có thể bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng, dễ mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày tá tràng, gan,...
  • Rối loạn thần kinh: Mắt nhìn mờ nhòe, trẻ phát âm khó khăn, ngọng, liệt cơ, đau đầu, chóng mặt, co giật liên tục...
  • Rối loạn tim mạch: Rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, đau ngực, khó thở,...
BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ KHI TRẺ EM BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Khi phát hiện trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm, các ba mẹ có thể áp dụng những cách sơ cứu dưới đây:
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hỗ trợ tiêu hóa cho bé: Khi bé bị ngộ độc thì đường ruột của bé sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, hệ vi sinh mất cân bằng. Lúc này, điều mẹ cần làm đó chính là cho bé sử dụng các chế phẩm men vi sinh để hồi phục lại sức khỏe tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh các chứng rối loạn tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Cho bé uống nước và nghỉ ngơi nhiều hơn: Sau khi bé nôn và đi ngoài nhiều lần thì con thường bị mất nước rất nhiều. Chính vì thế, cần cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Mẹ có thể bù nước bằng cách cho con uống nhiều nước gạo rang hoặc nước điện giải oresol.
  • Đưa bé đi cấp cứu khi có các biểu hiện bất thường: Nên đưa con bạn đến cơ sở y tế gần nhất sau khi tiến hành những bước sơ cứu con vẫn có thể gặp phải những nguy hại bất cứ lúc nào. Vì thế, khi bé xuất hiện các biểu hiện bất thường như quấy khóc nhiều, sốt cao, đi ngoài và nôn liên tục,... các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Sự hỗ trợ của các nhân viên y tế lúc này là hết sức cần thiết, do đó tuyệt đối không được chủ quan các ba mẹ nhé!
  • Gây nôn cho bé: Trẻ mới uống, ăn phải chất độc và còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc không có biểu hiện nôn thì cách sơ cứu cần thiết là dùng biện pháp kích thích để bé nôn thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể, đặt tay vào lưỡi cho bé nhằm kích thích gây nôn. Đây là cách hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể.