Đặt banner 324 x 100

Trẻ gặp tình trạng viêm đường tiêu hóa có biểu hiện như thế nào?


Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Vậy cha mẹ nên làm gì để phát hiện các biểu hiện viêm đường tiêu hoá ở trẻ?

TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG VIÊM ĐƯỜNG TIÊU HÓA CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi bé bị viêm đường tiêu hoá. Bố mẹ cần chú ý những biểu hiện nhỏ nhất của trẻ để có thể đưa ra những phương án xử lý kịp thời:
  • Táo bón: Trẻ không thường xuyên đi ngoài, phân khô cứng, bụng căng tức, khó chịu khi đi ngoài… Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể do uống không đủ nước, mẹ cho con bú cũng bị táo bón, trẻ ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau,… Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng có thể dẫn đến táo bón. Nhiều trẻ mới đi học thường không chịu đi vệ sinh vì nhiều lý do khác nhau khiến phân tích tụ lâu ngày trong đại tràng dẫn đến táo bón.
  • Đầy bụng, ợ hơi, nôn trớ: Trẻ nôn trớ là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên miệng dưới tác động của gắng sức. Những nguyên nhân phổ biến gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là: trẻ bú quá no, bú quá gần, lỗ núm vú không đúng kích cỡ, tư thế nằm không đúng hoặc cũng có thể do con đang gặp phải các vấn đề tiêu hóa như viêm đường tiêu hóa.
  • Tiêu chảy: Đây là biểu hiện viêm đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Tiêu chảy có thể do vi khuẩn đường ruột, dị ứng sữa, thức ăn không hợp vệ sinh, v.v. Khi trẻ bị tiêu chảy trong thời gian dài rất dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, biếng ăn, và sức khoẻ suy giảm.
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIÊU HÓA
  • Chuẩn bị thức ăn mềm, dễ tiêu, đúng loại và kết cấu cho trẻ
  • Với trẻ biếng ăn tiêu hóa kém, con thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột,... ba mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sớm để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Việc tăng cường lợi khuẩn qua men vi sinh không chỉ giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh về trạng thái cân bằng mà còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho trẻ.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn cho trẻ
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín. Hạn chế thức ăn nhiều chất béo và nhiều đạm gây khó tiêu.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây và rau xanh để có chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa và cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ..
  • Hình thành cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng cách ăn.