Đặt banner 324 x 100

Phải làm sao khi gặp tình trạng trẻ 1 tuổi đi học bị nôn trớ?


Đối với trẻ nhỏ, nôn trớ là vấn đề tiêu hóa rất phổ biến. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ nhỏ và là nguyên nhân lớn gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy khi đối mặt với tình trạng trẻ 1 tuổi đi học bị nôn trớ, đâu là cách xử lý phù hợp nhất?

MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ Ở TRẺ 1 TUỔI ĐI HỌC?
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm các dấu hiệu nôn trớ của con nhanh chóng sau đây:
  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn mỗi ngày: Sử dụng men vi sinh là cách chăm sóc và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhỏ được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay. Với trẻ tiêu hóa kém thường xuyên nôn trớ, bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh không chỉ giúp con tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp giải quyết nhanh các vấn đề rối loạn tiêu hóa hay gặp phải như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy.. Bằng việc cung cấp một hàm lượng lớn lợi khuẩn vào cơ thể, hệ sinh thái đường ruột sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng, từ đó ổn định hệ khuẩn ruột.
  • Thực hiện cho trẻ bú đúng cách: Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa cũng có thể do mẹ cho con bú sai cách. Để khắc phục điều này, mẹ nên đặt bé nằm trọn trong lòng mẹ, nâng cằm trẻ để cằm chạm ngực, mũi không bị chặn lại, đầu ngả về phía sau. Đặt trẻ nằm nghiêng và cho con bú nhẹ nhàng, không cho trẻ bú khi con đang ngủ có thể khiến trẻ bị sặc.
  • Chăm sóc trẻ với chế độ ăn dặm hợp lý: Cho trẻ ăn thức ăn đặc và dễ nuốt sau 8 giờ khi con đã ngừng nôn, sau đó điều chỉnh chế độ ăn về lại bình thường sau 24 giờ. Chế độ ăn nên là thực phẩm dễ tiêu, thanh đạm, không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều gia vị. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để tránh cho con ăn quá no. Nếu trẻ dùng sữa công thức thì nên chia khoảng 30-50ml/lần bú.
NHỮNG LÝ DO KHIẾN TRẺ 1 TUỔI ĐI HỌC BỊ NÔN TRỚ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi đi học bị nôn trớ, trong đó gồm các nguyên nhân chính như sau:
  • Ăn dặm của trẻ: Thời điểm 1 tuổi, trẻ đã quen dần với ăn dặm. Lúc này, tình trạng trẻ bị nôn trớ xảy ra khi ăn dặm có thể là do hệ tiêu hóa của con chứa làm quen kịp với các thức ăn mới. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa thể tiêu thụ hết thức ăn nạp vào cơ thể, có thể sinh ra nhiều khí thừa.
  • Ngộ độc thực phẩm: Nếu trẻ bị nôn liên tục trong ngày và có thể kèm tiêu chảy thì khả năng cao con đã bị ngộ độc thức ăn. Tình trạng nôn trớ xuất hiện sau ăn vài giờ và làm cho con rất khó chịu, mệt mỏi.
  • Trẻ ăn quá no: Ở giai đoạn 1 tuổi, dạ dày của trẻ rất nhỏ, chỉ chứa khoảng 250ml mỗi lần ăn. Nhiều bố mẹ không biết, cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày của con quá tải, dạ dày không tiêu hóa được hết thức ăn và dẫn tới nôn trớ.
  • Bệnh lý đường ruột: Trẻ 1 tuổi đi học bị nôn trớ có thể do các bệnh lý đường ruột như tắc ruột, viêm ruột, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.. kèm theo biểu hiện sốt, đau bụng, quấy khóc nhiều..
  • Chăm sóc trẻ chưa đúng: Sau khi ăn no, nếu bố mẹ đặt con nằm ngay hoặc chơi đùa với trẻ cũng có khả năng khiến cho con bị nôn trớ, trào ngược dạ dày-thực quản.