Đặt banner 324 x 100

Đâu là cách cải thiện cho trẻ có hệ tiêu hóa kém?


Tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy đâu là các cách giúp cải thiện tình trạng trẻ có hệ tiêu hóa kém?

TÌM HIỂU CÁCH CHĂM SÓC TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG HỆ TIÊU HÓA KÉM
  • Tạo cho bé thói quen tập luyện thể thao để hỗ trợ tiêu hóa tốt: Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc trẻ có hệ tiêu hóa kém phải chăm sóc bé như thế nào. Cách tốt nhất là hãy tạo cho bé thói quen luyện tậpthể dục thể thao mỗi ngày.
  • Kết dùng cho bé dùng thêm lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa : Với trẻ tiêu hóa kém thì để chăm sóc hệ tiêu hóa được khỏe mạnh và nhanh chóng hoàn thiện hơn, bố mẹ nên kết hợp dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ sớm. Việc bổ sung lợi khuẩn từ sớm cho các bé sẽ giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng, duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột. Từ đó sẽ tạo thành hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài vào trong đường ruột.
  • Cho bé ăn nhóm thực phẩm nhiều chất xơ: Trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của bé tuyệt đối không được thiếu chất xơ. Chất xơ có tác dụng cải thiện chức nănghệ tiêu hóa, ngăn chặn bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc táo bón. Trẻ từ 1 -18 tuổi cần cung cấp từ 14 đến 31 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Uống đủ nước để cải thiện tiêu hóa kém: Uống nước sẽ giúp nhu động ruột sẽ hoạt động trơn tru hơn, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên thuận lợi hơn. Ngoài nước lọc thì có thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả cho bé hoặc bổ sung sữa tươi để tăng cường sức khỏe cho đường ruột của trẻ.
NGUYÊN NHÂN TRẺ CÓ HỆ TIÊU HÓA KÉM LÀ GÌ?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ có hệ tiêu hóa kém thường bắt nguồn từ:
  • Ăn uống không điều độ: Việc trẻ thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhiều thức ăn… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng và chậm tăng cân.
  • Ảnh hưởng từ việc điều trị bệnh: Thuốc kháng sinh điều trị bệnh ở trẻ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc kiêng khem hay thực hiện không đúng cách khi đang điều trị bệnh cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ ngày một trở nên đi. 
  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Khả năng hoạt động của các cơ quan, tế bào, mô tiêu hóa ở trẻ còn non nớt và không thể hoạt động hết công suất như với người trưởng thành. Chính vì thế nên khả năng hấp thụ thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu bị dồn ứ sẽ sinh phản ứng tiêu cực. 
  • Sử dụng thực phẩm có tính kỵ nhau: Đôi khi món ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú nhưng khi chúng kết hợp với nhau  thì có nguy cơ xảy ra hiện tượng tương kỵ. Từ đó làm cho hệ tiêu hóa không thể hấp thu, khó đào thải ra ngoài. Ví dụ một số cặp như tỏi – cá trắm, cua – mật ong,… 
  • Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Nếu bé ăn phải các loại thực phẩm không vệ sinh (như đồ tái sống, ăn vỉa hè, thực phẩm bẩn…) thì hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, viêm đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột,… dẫn tới hệ tiêu hoá kém đi.