Đặt banner 324 x 100

Tìm hiểu cách phòng ngừa tình trạng đau bụng ở trẻ 1 tuổi đi học


Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các vấn đề về tiêu hóa luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Với tình trạng trẻ 1 tuổi đi học bị đau bụng, cha mẹ phải làm sao để giúp con ngừa bẹnh?

BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TRẺ 1 TUỔI ĐI HỌC BỊ ĐAU BỤNG HIỆU QUẢ
Để phòng ngừa trẻ 1 tuổi đi học bị đau bụng, bố mẹ hãy chú ý nhiều hơn trong cách chăm sóc con, đặc biệt là ở thời điểm mới bắt đầu đưa con tới trường, để trẻ tiếp xúc với một môi trường mới. Dưới đây là một số các biện pháp nâng cao sức khỏe cho con hiệu quả, tăng cường sức đề kháng cũng như phòng ngừa dấu hiệu đau bụng xảy ra:
  • Đảm bảo cho con ăn chín - uống sôi: Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, thực phẩm tươi ngon. Không cho trẻ ăn những thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu hay các món ăn đường phố, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị..
  • Chăm sóc trẻ đúng cách: Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn cho con trong ngày, không ép trẻ ăn quá nhiều mà cần chia đủ lượng mỗi bữa. Bên cạnh đó, sau khi ăn bố mẹ nên để con được nghỉ ngơi, bế đứng và vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi con bú sữa để tránh tình trạng trào ngược, nôn trớ và đau bụng, khó tiêu.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Với bé đau bụng do tiêu hóa kém, biếng ăn, lúc này, ba mẹ có thể kết hợp dùng thêm men lợi khuẩn cho con. Tăng cường sức đề kháng cho con nhanh chóng với men vi sinh là lựa chọn của nhiều phụ huynh thông thái.
  • Giữ gìn môi trường sống của trẻ: Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ thường xuyên, vệ sinh thân thể và rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
LÝ DO NÀO KHIẾN TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG?
Trẻ bị đau bụng tưởng chừng rất bình thường, tuy nhiên đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm để điều trị thì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của con. Dưới đây là những nguyên nhân trẻ 1 tuổi đi học bị đau bụng hay gặp, bố mẹ nên lưu ý:
  • Ngộ độc thức ăn: Là loại bệnh cấp cứu, có thể xảy ra do vi sinh vật hoặc do hóa chất gây nên. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường gây sốt, có hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có thể lẫn máu.
  • Đau bụng giun: Cũng là hiện tượng hay gặp ở trẻ 1 tuổi đi học bị đau bụng, do con tiếp xúc với môi trường có tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, cộng thêm thói quen hay đưa tay vào miệng. Đau bụng giun có thể tái phát lại nhiều lần.
  • Táo bón: Chế độ ăn thay đổi, thực đơn ăn uống thiếu chất xơ, mất nước.. đều có thể khiến trẻ bị táo bón. Và khi con khó đi ngoài thì dấu hiệu kèm theo cũng bao gồm đau bụng, khó chịu, tức bụng. Bố mẹ cần giải quyết cơn táo bón của bé để làm dịu cơn đau bụng của con và hạn chế tối đa tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hầu hết trẻ bị đau bụng là do rối loạn tiêu hóa gây nên, do cách chăm sóc trẻ chưa đúng hoặc do con uống kháng sinh liều cao, dài ngày.. dẫn tới hệ tiêu hóa mất cân bằng và xảy ra tình trạng đau bụng. Ngoài ra, con còn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón.. khi bị rối loạn tiêu hóa.