Đặt banner 324 x 100

Biện pháp cải thiện tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khó thở ở trẻ


Trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Vậy chúng ta phải làm sao khi trẻ ăn không tiêu buồn nôn khó thở?

GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĂN KHÔNG TIÊU BUỒN NÔN KHÓ THỞ NHƯ THẾ NÀO?
  • Xoa dịu cơn đau bằng mẹo dân gian: Khi tình trạng ăn không tiêu, buồn nôn khó thở hay diễn ra khiến bé rất mệt mỏi, khó chịu vì mất đi cảm giác ngon miệng. Theo đó, cha mẹ có thể cải thiện tình trạng khó tiêu buồn nôn cho bé bằng cách: Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng đặt lên bụng sẽ giúp kích thích hoạt động của các mạch máu vùng bụng xoa dịu đau bụng và chứng khó tiêu hiệu quả. Massage bụng: Xoa bóp massage bụng là cách được nhiều người áp dụng. Có thể tiến hành massage theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng hoặc xoa từ bụng dưới đến bụng trên và cuối cùng là ngực.
  • Thay đổi chế độ, thói quen ăn uống: Nên cho bé ăn từ 300 – 500g rau củ quả mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần hạn chế thực phẩm nhiều chất xơ như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh vì dễ gây đầy hơi, khó tiêu khó thở cho bé.
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé: Mẹ biết đấy, khó tiêu nôn trớ ở trẻ đa phần là do tiêu hóa của con còn kém. Lúc này, hệ tiêu hóa còn non nớt, hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bởi vậy, bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cách đơn giản nhất giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.
TRẺ ĂN KHÔNG TIÊU BUỒN NÔN KHÓ THỞ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Do một số bệnh lý trên đường tiêu hóa làm suy giảm chức năng đường ruột
Ở trẻ em, tình trạng ăn không tiêu, buồn nôn khó thở có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa như:
  • Nhiễm giun sán: Một số trẻ chướng bụng đầy hơi có thể bị nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột đặc biệt là giun sán khá cao.
  • Trẻ nhỏ bị táo bón: phân ứ đọng trong ruột khiến vi khuẩn sinh hơi gây đầy bụng, buồn nôn khó thở.
  • Bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày: Khi dạ dày bị ảnh hưởng sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, lượng thức ăn không được lên men như bình thường gây trào ngược lên miệng, hơi bị tích tụ, dồn nén gây ra hiện tượng khó thở.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Trẻ ăn không tiêu, buồn nôn khó thở có thể do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cân đối các thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột nhưng thiếu chất xơ. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu khiến cơ thể khó chuyển hóa hết gây ứ đọng lại trong dạ dày và đường ruột. Khi đó, vi khuẩn trong hệ đường ruột sẽ lên men và gây sinh khí dẫn đến căng chướng bụng buồn nôn.