Đặt banner 324 x 100

Mẹ nên dùng mẹo dân gian nào để cải thiện táo bón ở trẻ?


Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy cha mẹ hãy cùng tìm hiểu các mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh trong bài viêt dưới đây.

CÁC MẸO DÂN GIAN GIÚP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ
Sử dụng bồ kết
Bên cạnh mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh từ bằng mật ong, sử dụng bồ kết để trị táo bón cũng là một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng. Cách làm rất đơn giản: Mẹ chỉ cần lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho vào 500ml nước đun sôi. Đợi nước nguội, mẹ dùng 1 xilanh sạch bơm nước bồ kết vào hậu môn của bé. Nước bồ kết sẽ kích thích cơ hậu môn giãn nơ và trơn hơn. Nhờ đó giúp bé đi ngoài dễ dàng mà không bị đau đớn. Tuy nhiên, đây cũng được coi là biện pháp tháo thụt không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên với trẻ sơ sinh để tránh làm tổn thương hậu môn của bé.
Uống nước ép quả mơ, mận
Đây là 2 loại trái cây chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin cùng với hoạt tính acid giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Mẹ có thể sử dụng nước ép mơ, mận để cho trẻ uống, mặc dù nước ép của chúng hơi chua, song mẹ không nên cho thêm đường vào mà chỉ cần pha loãng với nước, bởi đường là thực phẩm nên tránh khi bị táo bón. Chú ý, mẹ chỉ nên cho bé trên 6 tháng thực hiện biện pháp này.
Uống nước lá rau diếp cá
Mẹ lấy khoảng 15-20 lá diếp cá tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng chừng 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước rồi giã nhỏ. Tiếp đó, mẹ cho thêm một ít nước sôi vào rồi lọc lấy phần nước, để nguội cho bé uống ngày 2 lần. Bằng cách này sau 2-3 ngày, bé sẽ giảm hẳn tình trạng táo bón. Tuy nhiên mẹ nên chú ý, biện pháp này chỉ được áp dụng với những bé trên 6 tháng tuổi.
Sử dụng rau mồng tơi
Không chỉ là nguồn bổ sung chất xơ hiệu quả khi bị táo bón mà còn được sử dụng để kích thích hậu môn giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Theo đó, mẹ nên lựa chọn những cọng mồng tơi tươi, xanh, có cuống cứng và có độ to vừa phải. Sau đó rửa sạch rau mồng tơi, tước bỏ vỏ ngoài, ngoáy hậu môn của bé khoảng 3 – 4 lần và sau 5 – 10 phút bé sẽ đi đại tiện được.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ, chính mẹ cũng là người cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân. Bởi dinh dưỡng của mẹ quyết định dinh dưỡng trong sữa mẹ. Trong khi sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất duy nhất bé hấp thu trong 6 tháng đầu đời. Theo đó, mẹ cho con bú cần nhớ:
  • Không ăn các món ăn cay nóng, các món chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học và đa dạng: ăn nhiều rau, uống nhiều nước, cân đối các loại thực phẩm
  • Uống viên sắt sau sinh, viên canxi sau sinh đúng cách. Bởi nếu uống sai cách dễ khiến lượng sắt, canxi không được hấp thu hết gây lắng cặn, nóng trong, ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Nên chọn những sản phẩm sắt, canxi sau sinh uy tín, chính hãng để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng và mang lại hiệu quả bổ sung tốt nhất.
NGUYÊN NHÂN TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN
Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa còn non yếu nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, … Trong đó, táo bón là tình trạng phổ biến nhất, nhất là với các bé sử dụng sữa công thức!
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón có thể kể đến:
  • Do bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị táo bón có thể còn do mắc một số bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa bẩm sinh, thiếu hụt tuyến giáp hay có một số vấn đề liên quan đến tủy sống.
  • Do chế độ ăn của mẹ: không lành mạnh, mẹ uống không đủ nước, ăn ít chất xơ, nhiều protein và các thực phẩm cay, nóng, khó tiêu khiến sữa mẹ bị nóng, bé bị táo bón.
  • Do trẻ dùng sữa công thức: với những trẻ không bú sữa mẹ hoặc khi trẻ bắt đầu chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, thức ăn đặc, khiến nhu động ruột của bé không kịp làm quen dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, trẻ bị táo bón cũng có thể do sự mất cân bằng dinh dưỡng như thiếu chất xơ, chất lỏng.