Đặt banner 324 x 100

Biện pháp nào giúp trẻ cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống?


Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng trẻ đi phân sống phải làm sao trong bài viết dưới đây.

BIỆN PHÁP NÀO GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG?
Bởi tình trạng đi ngoài phân sống ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa của con, nhiều bố mẹ băn khoăn trẻ đi phân sống phải làm sao để cải thiện. Với những trường hợp nhẹ, trẻ bị đi ngoài phân sống vẫn bú, ăn uống hay vui chơi hoạt động bình thường, bố mẹ có thể áp dụng các cách khắc phục như sau:
  • Bổ sung lợi khuẩn: Lợi khuẩn có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột sinh sôi, lây lại sự cân bằng hệ vi sinh nhanh chóng. Bởi vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn sẽ giúp ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa con đang gặp phải trong đó có đi ngoài phân sống.
  • Tăng số lần bú cho trẻ sơ sinh: Với những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho con như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết. Mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất.
  • Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ: Không cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi, và bữa ăn của trẻ cần đáp ứng đủ các nhóm chất cần thiết, lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Chế biến nhiều món ăn dạng lỏng, mềm để cơ thể bé dễ chuyển hóa và hấp thu.
THẾ NÀO LÀ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG VÀ BIỂU HIỆN Ở TRẺ NHỎ RA SAO?
Hiện tượng trẻ đi ngoài phân sống là trẻ ăn cái gì thì đại tiện ra cái đó. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chế độ dinh dưỡng của trẻ không khoa học, cách chăm sóc trẻ của bố mẹ bị sai, thời gian ăn dặm của con quá sớm hay trẻ dùng kháng sinh dài ngày..
Biểu hiện trẻ đi phân sống bao gồm:
  • Phân của trẻ có màu vàng ngả xanh, giống như màu của dưa cải.
  • Phân của trẻ có lúc rắn, có lúc phân sền sệt hoặc cũng có lúc thấy phân riêng nước riêng.
  • Phân của trẻ có lẫn chất nhầy, lợn cợn hạt hoặc có nổi bọt, nhìn thấy trong phân có nhiều mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết.