Đặt banner 324 x 100

Biện pháp phòng ngừa trẻ bú bình gặp tình trạng nôn trớ


Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đồng thời khiến cha mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc con. Mẹ nên làm gì khi trẻ bú bình bị nôn trớ?

MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ Ở TRẺ KHI BÚ BÌNH?
Bố mẹ nên điều chỉnh thói quen khi cho bé bú và khi chăm sóc con để giúp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ bú bình như sau:
Thực hiện massage quanh vùng bụng và rốn nhẹ nhàng
Massage bụng và rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và tăng tiết dịch giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, bài tiết phân đều đặn và làm giảm cảm giác đầy bụng, nôn trớ.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ tiêu hóa kém hay nôn trớ
Tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp bảo vệ đường ruột của trẻ, hỗ trợ tiêu hóa và đề phòng các biểu hiện rối loạn tiêu hóa hay gặp ở lứa tuổi này. Bằng việc cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột với men vi sinh, ổn định hệ khuẩn ruột của trẻ, nhờ đó giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Điều này tạo tiền đề cho bé tiêu hóa tốt, phòng ngừa tình trạng con bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu,... do tiêu hóa kém hay rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Chia nhỏ lượng sữa trong mỗi cữ bú của con
Không nên cho con ăn quá nhiều một lần mà mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày của trẻ. Với lượng sữa đã được giảm bớt, hệ tiêu hóa của con sẽ hoạt động tốt hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Mẹ có thể giảm lượng sữa và tăng cữ bú cho con nếu thấy trẻ ăn không đủ bữa.
Lưu ý không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn no 
Sau khi cho con bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà cần bế đứng trẻ trong khoảng 20-30 phút, kết hợp với động tác vỗ ợ hơi để làm thoát bớt lượng khí dư thừa, tránh tình trạng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn no.
Bố mẹ cũng không nên vui đùa, chơi với trẻ và khiến con cười nhiều sau khi trẻ ăn để tránh tình trạng nôn trớ xảy ra.
TRẺ BÚ BÌNH BỊ NÔN TRỚ CẦN XỬ TRÍ THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH?
Xử trí đúng cách trong trường hợp trẻ bú bình bị nôn trớ là rất cần thiết, giúp con không bị sặc chất nôn và không làm nghẽn đường thở.
Thực hiện các hành động sau:
  • Khum lòng bàn tay vỗ nhẹ hai bên lưng để giúp trẻ bình tĩnh và động tác này cũng giúp trẻ bật ho nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Lưu ý không nên vỗ trực tiếp lên vùng cột sống của con.
  • Để con được nghỉ ngơi, ngủ tiếp. Tuyệt đối không dùng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Khi con đã hết cơn nôn, cho bé uống từng thìa nước ấm nhỏ hoặc cho bé bú lại từ từ.
  • Ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ cần nghiêng ngay đầu con qua một bên với mục đích không để trẻ bị sặc chất nôn. Sau đó mẹ cần nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ (thứ tự là miệng trước, mũi sau).
  • Mẹ lưu ý theo dõi các dấu hiệu nếu bé bị nôn trớ nhiều kèm các triệu chứng bất thường như sốt, quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú,... để đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Lau cổ và người của trẻ với nước ấm, thay quần áo sạch cho trẻ.
  • Dùng miệng hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay, sau đó thấm hết chất nôn trong khoang miệng và họng trẻ.