Đặt banner 324 x 100

Tìm hiểu cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm


Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy khi trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao, mẹ hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm trong bài viết sau.

MẸ ĐÃ BIẾT CÁCH CHĂM SÓC CHO TRẺ ĂN DẶM TÁO BÓN CHƯA?
Táo bón khiến cho trẻ khó chịu, đau đớn và kéo dài ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của con. Vậy trẻ ăn dặm táo bón phải làm sao để cải thiện?
Massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ cải thiện táo bón
Nếu mẹ đang lo lắng trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao thì nên nhớ massage bụng bé khi gặp trường hợp này. Massage bụng không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn cải thiện táo bón rất hiệu quả. Mẹ hãy dùng hai tay xoa từ giữa bụng lan dần ra bên ngoài theo chiều kim đồng hồ, dùng lực đạo vừa phải. Hơi ấm từ tay mẹ sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho bé và tăng cường nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ ăn dặm
Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, thực đơn của con nên ưu tiên những món ăn dạng mềm, lỏng rồi mới chuyển dần sang ăn món ăn dạng đặc, cứng, độ thô tăng dần. Với trẻ dùng sữa công thức, mẹ cần pha sữa theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất hướng dẫn, không tự ý tăng hay giảm lượng sữa.
Bữa ăn của con nên đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và gồm có rau củ, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ. Hệ tiêu hóa của trẻ mới ăn dặm chưa thích ứng được với việc tiêu thụ quá nhiều đạm, mẹ nên cho con ăn từng chút một với lượng nhỏ và tăng dần về sau.
Tăng cường men vi sinh cho trẻ táo bón
Sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn là phương pháp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé táo bón hữu hiệu được nhiều ba mẹ tin chọn. Bố mẹ có thể lựa chọn loại men vi sinh phù hợp dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và cho con dùng đều đặn mỗi ngày để ổn định sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt và khắc phục các vấn đề đường ruột như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu trong thời gian ngắn.
Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày cho trẻ
Trong các nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón thì thiếu nước là một trong những lý do phổ biến. Vì vậy, giai đoạn trẻ ăn dặm mẹ cần tập cho con uống nước đầy đủ mỗi ngày, chủ động bổ sung nước cho con vì thời điểm này bé chưa biết nói. Cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp làm mềm phân và cải thiện táo bón nhanh chóng.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO BÉ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN LÀ GÌ?
Táo bón là hiện tượng dễ gặp phải khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị táo bón khi ăn dặm chủ phổ biến gồm có:
  • Hệ tiêu hóa chưa thích nghi: Trước khi ăn dặm thức ăn chính của trẻ là sữa công
  • Pha sai sữa công thức: Nhiều trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do con uống sữa công thức mẹ pha không đúng cách. Trẻ uống sữa pha ít nước bị nóng trong và bị táo bón, hoặc khi con uống sữa bị quá loãng cũng sẽ gây thiếu chất. Nếu mẹ thêm đường, trái cây hay ngũ cốc trong sữa thì con cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thiếu nước: Trong giai đoạn ăn dặm nhiều trẻ hay táo bón là do thiếu nước, cơ thể không đủ nước làm cho phân bị khô và khó đào thải ra bên ngoài, tích tụ lại gây táo bón.
  • Dư thừa chất đạm: Ăn quá nhiều chất đạm dễ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khó tiêu và làm cho trẻ ăn dặm gặp hiện tượng táo bón.
  • thức hay sữa mẹ. Khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với loại thức ăn mới ngoài sữa, giàu dưỡng chất hơn, đặc hơn sữa, bởi vậy hệ tiêu hóa cũng cần làm việc nhiều hơn. Đường ruột của trẻ phải hoạt động quá mức khiến trẻ bị táo bón.
  • Chế độ dinh dưỡng: Hiện tượng táo bón ở trẻ ăn dặm có thể xảy ra khi bữa ăn của con bị thừa hay thiếu chất, điển hình là khi trẻ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột và ít ăn chất xơ thì táo bón khó tránh khỏi.
  • Ăn dặm quá sớm: Nếu trẻ ăn dặm quá sớm vào khoảng tháng thứ 3, 4, 5 thì dễ bị táo bón, bởi hệ tiêu hóa của con còn non yếu và không đủ khả năng tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa theo thời gian sẽ tích tụ lại gây táo bón.