Đặt banner 324 x 100

Những lưu ý cần nhớ để ngăn ngừa táo bón ở trẻ


Một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là bệnh táo bón. Do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các yếu tố khác gây tổn thương. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp phòng ngừa táo bón cho trẻ?

ĐÂU LÀ CÁCH NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ?
Phòng ngừa táo bón cho trẻ không chỉ giúp bé tránh được các biến chứng táo bón mà còn mang tới hệ tiêu hóa tốt hơn, giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ có thể thực hiện ngăn ngừa táo bón cho bé tại nhà với các biện pháp như:
Đảm bảo trẻ vận động thể lực đều đặn
Hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe của bé, bên cạnh đó, vận động thường xuyên còn thúc đẩy ruột hoạt động và là biện pháp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Bố mẹ hãy để trẻ được vui chơi ngoài trời nhiều hơn thay vì ngồi xem tivi hay điện thoại.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hiện nay, kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để khắc phục sớm tình trạng của con là giải pháp được nhiều ba mẹ tin chọn. Với việc nạp thêm một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột vào cơ thể, hệ vi sinh của bé sẽ được ổn định với tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng, giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý hệ tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, biếng ăn... Việc tăng cường men vi sinh cũng giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn và ngăn ngừa táo bón tái phát.
Sắp xếp một lịch trình ăn uống thường xuyên
Ăn uống là chất kích thích tự nhiên cho đường ruột, vì vậy, mẹ hãy cho trẻ ăn đều đặn đúng giờ, đúng bữa để bé có thói quen đi cầu tốt. Có thể cho trẻ ăn sáng sớm hơn bình thường để con có thể đi đại tiện tại nhà trước khi tới trường. Đây cũng là biện pháp phòng táo bón cho trẻ sợ đi vệ sinh ở trường hay đi tại những nơi công cộng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón khoa học
Chế độ dinh dưỡng của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột, bao gồm táo bón. Mẹ hãy lưu ý những điều sau khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé:
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn với nước lọc, nước trái cây, nước canh rau, sữa.. để giúp phân dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Việc thay đổi lượng nước cho phù hợp sẽ phụ thuộc vào cân nặng và lứa tuổi của trẻ, tuy nhiên hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học cần uống từ 3-4 ly nước/ngày. Nếu bé bị táo bón khi chuyển từ ăn sữa mẹ sang ăn đặc thì mẹ nên thêm cho trẻ 1 ly nước táo, lê hoặc nước mận mỗi ngày.
  • Cho bé ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau, bánh mỳ nguyên hạt. Chất xơ không được tiêu hóa, tuy nhiên lại giúp làm sạch ruột bằng cách di chuyển dọc theo đường ruột.
  • Khi trẻ uống sữa bò bị táo bón thì mẹ hãy pha loãng sữa hơn bình thường.
TÁO BÓN Ở TRẺ LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ?
Trẻ nhỏ bị táo bón là hiện tượng bé gặp khó khăn trong việc đi đại tiện vì phân bị cứng, khô, tần suất đi ngoài giảm hẳn so với bình thường. Có thể nói rằng, táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón qua các dấu hiệu như sau:
  • Số lần đi vệ sinh nặng ít hơn 3 lần/tuần, đối với trẻ sơ sinh là ít hơn 2 lần/ngày.
  • Khi trẻ đi đại tiện cần rặn mạnh, bé biểu hiện đau đớn khi đi ngoài do phân khô, cứng, kích thước lớn.
  • Một số trường hợp bố mẹ có thể thấy được máu lẫn trong phân của bé.
NHỮNG THỜI ĐIỂM TRẺ DỄ GẶP PHẢI HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN
Một số thời điểm trẻ hay bị táo bón hơn bình thường bố mẹ cần lưu ý:
  • Giai đoạn trẻ tập ăn dặm: Trẻ đang bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn thức ăn đặc và thô hơn có thể bị táo bón do bé không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước hay hệ tiêu hóa chưa quen với thức ăn mới.
  • Giai đoạn tập ngồi bô hay bồn cầu: Trẻ có nguy cơ bị táo bón do con cảm thấy khó chịu, chưa sẵn sàng tập luyện thói quen mới, hay phản xạ của bé là nhịn đi vệ sinh gây ra tình trạng phân khô cứng. Giai đoạn này nhiều trẻ vẫn phụ thuộc vào sữa nên dễ bị thiếu hụt chất xơ và bị táo bón.
  • Giai đoạn đi học: Một số trẻ nhịn đi vệ sinh khi đi học do nhà vệ sinh bẩn hoặc do bé chưa quen với việc đi vệ sinh bên ngoài.