Đặt banner 324 x 100

Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ như thế nào?


Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp phải tình huống bị táo bón. Trẻ bị táo bón thường sẽ biểu hiện ra ngoài bằng sự nhăn nhó, khó chịu và có thể sẽ thường xuyên quấy khóc hơn. Vậy đâu là những cách giảm táo bón ở trẻ ?

CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Dưới đây là một số cách giảm táo bón ở trẻ nhỏ đơn giản, hiệu quả mẹ có thể thực hiện cho con tại nhà để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn:
Bổ sung chất xơ: Trẻ bị táo bón nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung đủ lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tăng cường chất xơ nạp vào giúp hỗ trợ khả năng vận động của ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.
Cho trẻ vận động thường xuyên: Vận động thường xuyên sẽ giúp ruột của trẻ được chuyển động, giảm nhẹ các triệu chứng táo bón của trẻ. Bố mẹ hãy khuyến khích bé vận động từ 30-60 phút mỗi ngày với các bộ môn thể thao ngoài trời hay môn thể thao bé thích như bơi lội, chạy nhảy, nhảy dây, đá bóng..
Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn: Với trẻ nhỏ, mẹ nên thiết lập giờ đi vệ sinh cho con đều đặn nhằm tạo phản xạ đi vệ sinh cho bé. Thời điểm tốt nhất trong ngày để trẻ đi vệ sinh là sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào con có nhu cầu. Thời gian đầu mẹ nên tập cho trẻ ngồi ít nhất 10 phút/lần, đặt cho bé một chiếc ghế nhỏ dưới chân để con ngồi thoải mái hơn.
Bổ sung lợi khuẩn với men vi sinh: Táo bón có liên quan tới sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do đó khi trẻ bị bệnh, mẹ nên tăng cường thêm lợi khuẩn cho trẻ với men vi sinh trị táo bón, giúp lấy lại sự cân bằng hệ khuẩn ruột nhanh chóng. Duy trì cho con dùng men vi sinh đều đặn mỗi ngày cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Bù nước cho trẻ: Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy cho trẻ uống nước nhiều hơn, uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh làm cho phân bị khô, cứng và khó đi ngoài.
HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ LÀ GÌ? 
Trẻ nhỏ bị táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài với tần suất thấp hơn bình thường, đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Khi đi ngoài trẻ cảm thấy đau đớn, khó khăn, do phân di chuyển chậm qua đường tiêu hóa và dần trở nên khô cứng, khó bài tiết ra khỏi cơ thể. Trong một số trường hợp, trẻ đi ngoài ít hơn bình thường nhưng phân mềm thì không được coi là táo bón.
Táo bón khiến cho phân không được đào thải ra bên ngoài, tích tụ trong đại tràng khiến cho ruột hấp thu ngược lại các độc tố có trong phân, gây hại cho trẻ. Do đó, khi thấy trẻ bị táo bón bố mẹ cần tìm ra những cách giảm táo bón ở trẻ, tránh để tình trạng kéo dài.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN MẸ NÊN BIẾT
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón dễ dàng thông qua các dấu hiệu đặc trưng như sau:
Phân khô, cứng, vón cục.
Khó chịu, đau đớn và căng thẳng khi đi ngoài.
Rặn nhiều khiến trẻ đỏ mặt, càu nhàu, khóc.
Đau bụng, đầy bụng, chướng bụng.
Trong phân có lẫn máu.