Đặt banner 324 x 100

Phải làm sao để điều trị tình trạng lười ăn còi xương ở trẻ?


Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là biếng ăn. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Vậy khi trẻ lười ăn còi xương chúng ta cần sử dụng biện pháp đối phó nào cho thích hợp?

PHẢI LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG LƯỜI ĂN CÒI XƯƠNG Ở TRẺ?
Để khắc phục sớm tình trạng trẻ lười ăn còi xương, mẹ cần kiên nhẫn và không tạo áp lực tâm lý cho con, giải quyết tình trạng biếng ăn như sau:
Với những trẻ sợ ăn, biếng ăn do tâm lý, bố mẹ cần tạo tâm lý vui vẻ trong bữa ăn để bé nhận ra ăn uống là một hành trình thú vị, không gặp áp lực trong bữa ăn.
Cho trẻ ăn uống đúng giờ và ăn đủ bữa.
Trong bữa cơm không nên cho bé vừa ăn vừa chơi hay xem tivi, điện thoại.
Không cho trẻ ăn uống các món ăn vặt, uống nước ngọt trước các bữa ăn.
Thay đổi, điều chỉnh các món ăn để biết được khẩu vị của con, xen kẽ món ăn mới và món ăn cũ.
Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách để hỗ trợ trẻ biếng ăn tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng tránh nhiều bệnh lý hệ tiêu hóa.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày để trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
Chế biến thức ăn dạng lỏng, mềm để cơ thể tiêu hóa dễ dàng.
Bố mẹ động viên, khuyến khích trẻ bằng cách khen bé ăn giỏi để con hứng thú ăn uống hơn.
Không ép con ăn nếu bé không muốn để tránh làm con sợ ăn.
Tập cho trẻ ăn uống đa dạng theo từng độ tuổi, không cho con ăn dặm quá sớm.
Bổ sung đủ nước cho trẻ và thêm các loại nước cam, chanh, nước dừa, sữa để tăng cường dinh dưỡng cho bé.
NGUYÊN NHÂN TRẺ LƯỜI ĂN CÒI XƯƠNG LÀ GÌ?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười ăn còi xương, trong đó gồm 3 nguyên nhân chính gồm có: Trẻ biếng ăn do bệnh lý, do tâm lý hoặc do chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
Trẻ lười ăn vì chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Bố mẹ cho con ăn dặm quá sớm khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con chưa thể tiêu hóa hết thức ăn.
Khẩu phần ăn của bé không cân đối, quá nhiều tinh bột cũng làm cho con lười ăn.
Thức ăn mẹ nấu không hợp khẩu vị của trẻ.
Trẻ mải chơi và ăn uống không đúng giờ.
Bố mẹ cho con ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi vào bữa chính.
Người lớn xung quanh trẻ ăn uống tùy ý, không vui vẻ trong bữa ăn, hay than phiền về thức ăn cũng khiến con bắt chước.
Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Trẻ bị biếng ăn ngay từ trong bụng mẹ, khi mẹ mang thai ăn ít, chán ăn gây ra tình trạng thiếu nhiều vi chất quan trọng như sắt, canxi, kẽm.. làm cho bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Kết quả khiến trẻ sinh non tháng, thiếu cân và lười bú mẹ từ những tháng đầu sau sinh.
Trẻ mắc các bệnh cấp tính bởi nhiễm khuẩn, nhiễm virus, trẻ bị bệnh đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột..), trẻ bị bệnh đường hô hấp.. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng khiến cho bé bị chướng bụng, khó tiêu và lười ăn.
Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, mãn tĩnh như bại não, tim bẩm sinh..
Trẻ mọc răng, sâu răng, viêm loét vùng hầu họng..
Trẻ biếng ăn do tâm lý
Trẻ bị ép ăn nhiều quá mức, bố mẹ quát mắng khiến cho con sợ hãi khi đến bữa ăn và dẫn tới hiện tượng biếng ăn tâm lý.
Trẻ bị ốm, mọc răng.. chưa kịp hồi phục hay ăn ngon miệng trở lại đã bị người lớn ép ăn, gây ra cảm giác "sợ" phải ăn.
Nhiều trường hợp trẻ chưa thích nghi với môi trường mới như đi học, thay đổi người trông trẻ đã bị ép ăn nhiều gây ức chế bài tiết các men tiêu hóa, làm cho con chán ăn.