Đặt banner 324 x 100

Ép cừ vây là gì? Quy trình thi công Ép cừ vây đúng tiêu chuẩn [DỄ HIỂU]


Hiện nay, ép cừ vây là giải pháp thi công giúp đảm bảo được độ bền cao và đáp ứng được các yêu cầu cao của các công trình xây dựng.
Trong bài viết này, Xây dựng Kiến Xanh đã tổng hợp các thông tin về quy trình ép cừ vây đúng tiêu chuẩn để bạn đọc nắm rõ thông tin.

Quy trình thi công ép cừ vây

Phần 1: Ép cừ vây C có tác dụng gì?

Trong quy trình thi công thì tầng hầm được xác định là phần bị chôn sâu dưới mặt đất tính từ mức code vỉa hè trở đi.
Do đó, để thi công tầng hầm cần tiến hành bước đào bỏ phần đất trong khu vực tầng hầm và cừ vây C ngoài việc được sử dụng để tạo ra không gian làm việc trong khu vực thi công, còn có một số lợi ích sau:
  • Được sử dụng làm tường vây tạm với mục đích tạo khu vực thi công thuận lợi cho phần móng, sàn và vách tầng hầm.
  • Trước khi khu vực vách tầng hầm được thi công xong thì cừ vây C có tác dụng chắn đất để chống sạt lở trong quá trình thi công.
  • Giúp chặn các dòng nước ngầm vào khu vực thi công phần âm dưới đất.

Phần 2: Ưu và nhược điểm thi công ép cừ vây

Cũng như các giải pháp thi công khác trong xây dựng thì người thợ cần phải nắm rõ từng nguyên tắc cũng như tiêu chuẩn của từng phương pháp để công trình được xây dựng thuận lợi.
Đồng thời, nếu muốn các biện pháp thi công được sử dụng một cách hợp lí đạt được hiệu quả cao thì việc đơn vị thi công và chủ đầu tư cần là phải hiểu và nắm rõ vấn đề của từng phương pháp được thực hiện trong công trình, từ đó tận dụng ưu điểm và triệt để khắc phục các nhược điểm của vấn đề.
Sau đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp thi công ép cừ vây C:

Ưu điểm

So với phương pháp cọc vây bê tông thì ép vây cừ C được xem như một cách tiết kiệm trong thi công tốt hơn khi chủ đầu tư có thể tiết kiệm được 50% chi phí khi sử dụng phương pháp này.
Độ dày mỗi lá cừ C được ước tính chỉ dày khoảng 6cm giúp tiết kiệm diện tích tầng hầm, đồng thời hạn chế việc lấn phần đất khác vì tường chắn trong lúc xây dựng vách tầng hầm.
Đối với nhà phố liền kề, thời gian thi công ép cừ vây chỉ dao động khoảng 5 đến 10 ngày kể từ lúc nhận mặt bằng.
Đây được xem là biện pháp giúp rút ngắn thời gian xây dựng mà vẫn đảm bảo được tiến độ của công trình.
Cừ vây C có thể sử dụng lại nhiều lần và sau mỗi công trình, cừ vây C sẽ được rút lên và tiếp tục phục vụ cho các công trình khác.
Đặc điểm này của ép cừ vây giúp tiết kiệm chi phí tối ưu và góp phần vào tính bền vững cao trong việc sử dụng nguồn tài nguyên.
Trong khi dùng phương pháp cừ vây C thì việc sử dụng máy ép thủy lực không gây ra tiếng động và rung động lớn, do đó không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Vật liệu các cừ thường là thép nên có chất lượng bền và đảm bảo chịu được lực tốt.

Nhược điểm

Do đặc trưng vật liệu lá cừ C thường được làm từ chất liệu thép do đó rất xảy ra vấn đề liên quan đến oxy hóa, gây ra tình trạng rỉ sét và ăn mòn.
Tuy nhiên, việc sơn hoặc mạ kẽm chống điện hóa thường xuyên là cách dễ dàng để khắc phục nhược điểm này.
Phương pháp thi công ép cừ vây đòi hỏi nhân công phải có kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng đúng tiêu chuẩn để đảm bảo được kết quả ổn định và bền vững cũng như sự an toàn và chính xác trong quá trình thi công.

Xem thêm: Ép cừ vây là gì
Xây dựng Kiến Xanh
Địa chỉ: 53 đường 53, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM
Phone: 0816 88 88 03
Website: https://xaydungkienxanh.com/
Email: xaydungkienxanh@gmail.com
#xay_dung_kien_xanh #kien_xanh #xay_nha_tron_goi #thiet_ke_noi_that #sua_nha_tron_goi

Thông tin liên hệ


: xaydungkienxanh
: Kiến Xanh Xây dựng
: 0816888803
: 53 đường 53, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM