Đặt banner 324 x 100

Cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ hiệu quả bằng cách gì?


Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các vấn đề về tiêu hóa luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Với những trẻ tiêu chảy, cha mẹ phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng này trong bài viết sau nhé.

BIỆN PHÁP NÀO GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY?
Để cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiệu quả, mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
Chú ý chế độ ăn của trẻ: Mẹ vẫn cần cho con ăn uống bình thường để tăng cường thể chất và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột cho trẻ. Nếu con bị tiêu chảy khi còn bú mẹ thì cần cho con bú bình thường, tăng số lần bú và bổ sung thêm sữa ngoài nhưng nồng độ và liều lượng loãng hơn trước. Nên cho con ăn các thực phẩn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như cháo thịt nạc, cà rốt, chuối.. tránh cho con ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, đồ tái sống, nước ngọt..
Cho trẻ uống men vi sinh: Bổ sung men vi sinh cung cấp probiotic dành cho trẻ, tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây hại sinh sôi, nhờ đó giúp cân bằng và ổn định đường ruột hiệu quả, giảm dấu hiệu tiêu chảy. Mẹ nên cho con dùng men vi sinh đúng cách để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Bù nước: Điều quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy là cần bù lại lượng nước đã mất cho bé bằng cách cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt tăng cường Oresol và các loại nước trái cây tăng đề kháng cho trẻ.
NGUYÊN NHÂN VÌ SAO TRẺ TIÊU CHẢY?
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Trẻ bị dị ứng với protein có trong các loại thịt cá, sữa..
Trẻ bị bệnh liên quan tới đường ruột hay vấn đề tiêu hóa của trẻ, ví dụ như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa..
Chế độ ăn của trẻ không hợp lý, ăn phải thức ăn chưa được nấu chín hay chế biến không sạch sẽ..
Trẻ tiêu chảy và những điều mẹ nào cũng cần biết
Do trẻ bị nhiễm vi khuẩn E.Coli, lỵ trực trùng, dịch tả..
Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân trẻ tiêu chảy, với các dấu hiệu đi kèm là nôn ói, đi ngoài nhiều lần..
Do Rotavirus khiến bé bị tiêu chảy, nguyên nhân này chiếm 40% các trường hợp bị bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông với thời gian ủ bệnh từ 12 giờ tới 5 ngày, kéo dài từ 3 ngày tới 1 tuần.
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hay nước uống.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BÉ TIÊU CHẢY MẸ CẦN LƯU Ý
Khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy sẽ có các dấu hiệu thường thấy như sau đây:
Biếng ăn: Trẻ tiêu chảy nhiều lần làm cho con chán ăn, bỏ bú, chỉ thích uống nước.
Đau rát hậu môn: Đi ngoài nhiều lần và đôi khi đi tiêu chảy ra máu làm bé đau rát hậu môn.
Mệt mỏi, quấy khóc: Tiêu chảy làm cho con bị mệt mỏi, quấy khóc nhiều, nhát chơi, một số trường hợp hôn mê li bì do mất nước nặng.
Đi ngoài nhiều lần trong ngày: Số lần đi ngoài của trẻ tăng lên nhiều hơn (ít nhất 5 lần), phân lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hay chua, phân có thể lẫn dịch nhầy.
Bị nôn ói, trớ: Tiêu chảy còn có thể đi kèm với hiện tượng nôn trớ do Rotavirus hay do tụ cầu. Nôn liên tục làm cho trẻ bị mất nước và chất điện giải, làm cho bé khát nước, niêm mạc mắt bị khô, mất cân bằng đàn hồi của da, tụt huyết áp, ngất xỉu..