Đặt banner 324 x 100

Phải làm sao để cải thiện tình trạng trẻ tiêu chảy kèm nôn?


Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nôn trớ là vấn đề tiêu hóa rất phổ biến. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ nhỏ và là nguyên nhân lớn gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ tiêu chảy kèm nôn?

GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẺ TIÊU CHẢY KÈM NÔN NHƯ THẾ NÀO?
Vì nguyên nhân chủ yếu gây ra nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do Rotavirus, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện cho con:
Chăm sóc bé bị nôn trớ
Chăm sóc trẻ bị nôn trớ tại nhà chủ yếu tập trung vào việc bù nước và điện giải cho con:
Sau khi bé nôn xong, để con nghỉ khoảng 10-15 phút thì bù nước cho bé với Oresol, cho con uống từng thìa nhỏ để tránh kích thích con nôn tiếp. Những bé bị Rotavirus sẽ nôn nhiều trong 6-24 giờ đầu và giảm dần, mẹ không cần quá lo lắng mà quan trọng cần nhớ bù nước cho con bằng đường uống.
Nếu bé nôn quá nhiều không bù nước được thì cần cho con nhập viện bởi lúc này con có khả năng gặp nguy hiểm khi nôn, tiêu chảy mất nước, gây rối loạn điện giải, gây sốc trụy mạch và nguy hiểm tới tính mạng.
Dung dịch bù nước hiệu quả nhất sử dụng cho trẻ là Oresol, bố mẹ cần pha theo đúng hướng dẫn, với mỗi gói Oresol pha với 200ml nước và cho trẻ uống ít một. Sử dụng loại Oresol dành riêng cho trẻ em, không dùng loại của người lớn. Nếu không dùng được Oresol thì có thể cho con dùng nước lọc, sữa..
Sau khi chăm bé bị nôn, xử lý tình trạng tiêu chảy
Thời gian trẻ tiêu chảy do Rotavirus có thể kéo dài tới 5 ngày và sau đó giảm dần. Điều quan trọng mẹ cần nhớ khi chăm sóc bé tiêu chảy cũng là bù nước cho con, tương tự như khi bé bị nôn. Không để tới khi con bị mất nước nhiều gây ra rối loạn điện giải.
Khi trẻ tiêu chảy, mẹ hãy bổ sung thêm kẽm, vitamin nhóm B, D cho trẻ thường xuyên. Chú ý tăng cường dinh dưỡng để con hồi phục nhanh hơn với chế độ ăn chia thành nhiều bữa nhỏ giúp con hấp thu hiệu quả.
Đảm bảo vệ sinh cho trẻ, vệ sinh môi trường xung quanh bé sạch sẽ bao gồm đồ vật, đồ chơi, đồ ăn nước uống để ngăn tái lây nhiễm virus, vi khuẩn cho trẻ, bởi nếu nhiễm thêm mầm bệnh thì bệnh của con sẽ kéo dài hơn.
Phòng ngừa lây nhiễm Rotavirus cẩn thận, chú ý các biện pháp phòng ngừa cho con như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh tay cho mẹ sau khi thay bỉm, quần áo cho bé, đảm bảo vệ sinh ăn uống..
Sử dụng men vi sinh bổ sung probiotic cho bé thường xuyên để ổn định sức khỏe đường ruột cho bé. Men vi sinh sẽ cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn để lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại, đồng thời giảm nhanh dấu hiệu nôn trớ, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÔN VÀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHỎ LÀ GÌ?
Hiện tượng trẻ nôn và tiêu chảy là triệu chứng khá phổ biến ở một số bệnh lý, đôi khi đó cũng là tình trạng sức khỏe thông thường. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ tiêu chảy kèm nôn mẹ nên biết:
Một số thuốc trẻ dùng cũng gây nôn ói và tiêu chảy như thuốc kháng sinh gây rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị nôn và tiêu chảy.
Nguyên nhân hay gặp của tình trạng trẻ nôn và tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn hay virus, đặc biệt là Rotavirus. Bên cạnh đó, Adenovirus cũng có khả năng gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Bệnh Covid-19 cũng có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy trong giai đoạn cấp tính và giai đoạn hậu Covid, với khoảng 30% trẻ em trong giai đoạn F0 bị tiêu chảy và từ 10-15% trẻ nhỏ có triệu chứng hậu covid là tiêu chảy.
Trẻ bị nôn và tiêu chảy còn do bé bị lồng ruột (hay gặp ở các bé dưới 3 tuổi), kèm theo dấu hiệu đau bụng từng cơn.