Đặt banner 324 x 100

Khám phá Chiết Áp: Định nghĩa, Ứng dụng và Hướng dẫn Lựa chọn


1. Chiết áp là gì? Chiết áp dùng để làm gì?
Chiết áp hay còn gọi là biến trở chia áp (có tên tiếng Anh là Potentiometer) là phần tử điện trở có ít nhất một tiếp điểm di động trên thân của điện trở để tạo thành bộ chia điện áp có thể chỉnh được. Tiếp điểm điện trở sẽ chia điện trở thành những phần có giá trị bù nhau và khi đặt lên điện trở của một điện áp (tín hiệu) V thì điện áp tại tiếp điểm là giá trị chia tỷ lệ điện áp đó theo các giá trị điện trở. Chiết áp được dùng để điều khiển mức tín hiệu trong các thiết bị điện và điện tử. Một số trường hợp, công suất tiêu tan trên chiết áp là nhỏ, nhưng vẫn có một số trường hợp thì công suất tiêu tán lên đến watt hoặc trăm watt.

Hiểu đơn giản hơn thì chiết áp chính là một loại linh kiện điện tử được dùng để thay đổi cường độ tín hiệu (độ lớn) hoặc cường độ điện cho một hệ thống điện, âm thanh hoặc một số thiết bị điện. Bản thân chiết áp chính là một điện trở nhưng điểm đặc biệt nằm ở chỗ nó có thể điều chỉnh được giá trị để thay đổi độ lớn nguồn tín hiệu vào và ra giống như biến trở.

Chiết áp thường được sử dụng trong hệ thống xử lý âm thanh và khuếch đại công suất, chả hạn như bàn mixer, amply, vang số, cục đẩy… Người ta có thể lắp đặt chiết áp trong mạch của thiết bị âm thanh hoặc dùng nó như một thiết bị độc lập để điều chỉnh âm thanh.

Bạn có thể tham khảo chiết áp Tocos: chiết áp carbon RV24 series, chiết áp carbon Ø30 RV30 series,.... bên baa.vn phân phối chính hãng, giá tốt

2. Cấu tạo của chiết áp
Chiết áp được cấu tạo đơn giản gồm một con chạy có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện trở liên tiếp, chân ra để nối với mạch điện (số chân có thể là 2, 3, 6… tùy loại, nhưng phổ biến nhất là loại ba chân), bên ngoài có một lớp vỏ nhựa bảo vệ, bên trong là một cuộn dây hợp kim có điện trở lớn.

3. Cách chọn chiết áp chuẩn
Trước hết để chọn được loại chiết áp đúng chuẩn thì META mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại chiết áp hiện giờ nhé. Chiết áp được chia thành hai loại đó là chiết áp ba chân và chiết áp sáu chân.

3.1. Chiết áp ba chân
Chiết áp ba chân có cấu tạo khá đơn giản và được sử dụng phổ thông, chủ yếu dùng trong điện dân dụng. Loại chiết áp ba chân này gồm có ba bộ phận chính là con chạy, một cuộn dây làm từ hợp kim có điện trở lớn và chân ra gồm ba chân để kết nối với mạch điện. Đặc biệt, trên chiết áp ba chân sẽ có nút vặn cho phép người dùng có thể thay đổi điện trở để từ đó điều khiển được các thiết bị điện. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được chiết áp trên các thiết bị chiếu sáng hoặc quạt điện.

3.2. Chiết áp sáu chân
Loại chiết áp này thường không được thông dụng như chiết áp ba chân, nhưng nó cũng là thiết bị khá quen thuộc với cuộc sống hằng ngày, cụ thể là trong các thiết bị âm thanh. Chiết áp sáu chân có sáu tiếp điểm để nhận và truyền tín hiệu. Trong chiết áp sáu chân này cũng có thể được chia làm chiết áp sáu chân đôi (loại chiết áp sáu chân hai tầng) hoặc chiết áp sáu chân một tầng. Đặc biệt, cách hoạt động của hai loại chiết áp sáu chân này cũng khá khác nhau.

Chiết áp sáu chân có nguyên lý hoạt động gần giống như chiết áp ba chân. Thay vì phải dùng hai chiết áp ba chân thì ta có thể thay thế bằng loại chiết áp sáu chân. Bên cạnh đó, mỗi tầng của chiết áp sáu chân đôi sẽ dẫn ra một kênh loa left (trái) hoặc right (phải).

Loại chiết áp sáu chân một tầng sẽ có cách thức hoạt động phức tạp hơn, được dùng để điều chỉnh tối đa cho bốn thiết bị và truyền tín hiệu cố định cho một thiết bị nữa.
=> Như vậy, tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bạn có thể đưa ra sự lựa chọn mua chiết áp đúng chuẩn nhất. Nếu thiết bị của bạn có cấu trúc đơn giản thì có thể chọn lựa loại chiết áp ba chân, còn nếu là thiết bị sở hữu cấu trúc phức tạp hơn thì bạn hãy chọn lựa loại chiết áp sáu chân nhé. Tuy nhiên, để tăng thêm độ xác thực thì bạn có thể tới nhờ những người thợ có tay nghề để được tham vấn và sửa chữa kỹ càng hơn.

raovat49.com/s/kham-pha-ve-chiet-ap-y-nghia-va-huong-dan-lua-chon-4840041

Thông tin liên hệ


: binhan1985
:
:
: