Đặt banner 324 x 100

Ê Buốt Răng Là Gì? Cách Khắc Phục Và Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả


Ê buốt răng là triệu chứng thường gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Cụ thể khi bạn ăn, uống những thực phẩm nóng, lạnh, chua hoặc ngọt, thậm chí là hít thở cũng cảm thấy chân răng đau nhức, ê buốt. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về cách trị bệnh và phòng tránh hữu hiệu bạn đọc không nên bỏ qua nội dung dưới đây.
Ê buốt răng là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết
Đau răng ê buốt là bệnh gì? Các bác sĩ nha khoa cho biết ê buốt răng hay còn được gọi với cái tên khác là răng nhạy cảm. Đây là tình trạng ngà răng trở nên nhạy cảm trước những yếu tố kích thích từ nhiệt độ. Cụ thể, khi bạn ăn, uống những thực phẩm có vị chua, ngọt, lạnh, cứng, nóng,… sẽ cảm thấy ê buốt răng, đôi khi kèm theo đau nhức nhẹ. Tình trạng này sẽ diễn ra trong 1 vài phút, thậm chí 1 vài giờ sau khi ăn.
Ê buốt răng là bệnh lý không quá nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, tâm lý người mắc bệnh. Thế nhưng đau răng ê buốt ở một số trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,…
Theo Tổ chức Sức khỏe Răng miệng (Oral Health Foundation) tại Anh, đối tượng dễ bị răng nhạy cảm là những người trưởng thành từ 20-40 tuổi. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, nữ giới thường dễ bị ê buốt răng hơn nam giới.
Ê buốt chân răng là bệnh gì đã được giải đáp ở nội dung trên, vậy làm sao để có thể dễ dàng nhận biết mình đã mắc căn bệnh này. Theo đó những triệu chứng điển hình của đau răng ê buốt như sau:
Chân răng có cảm giác ê buốt từ nhẹ đến nặng khi ăn những thực phẩm có chứa axit, chua, ngọt, nóng, cứng.
Răng sẽ cảm thấy đau buốt mỗi lần hít không khí hoặc uống nước lạnh.
Khi va chạm trực tiếp vào răng, người bệnh sẽ thấy đau nhẹ. Hoặc khi xỉa răng, dùng chỉ nha khoa, thậm chí là đánh răng bạn cũng thấy đau.
Răng ê buốt vì sao? Lý giải cụ thể
Các bác sĩ nha khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt răng. Thế nhưng chúng ta có thể tổng hợp các yếu tố gây nên đau răng ê buốt như sau:
Vệ sinh răng sai cách
Dung nạp quá nhiều thực phẩm có tính axit cao
Người thường xuyên nghiến răng
Nguyên nhân bị ê buốt răng do viêm nướu
Sứt mẻ răng hoặc sâu răng
Tác dụng phụ của việc tẩy trắng răng
Xem thêm: nha khoa phạm dương
Răng ê buốt có nguy hiểm không?
Răng ê buốt vì sao lại là bệnh lý cần nhanh chóng chữa trị? Các nha sĩ cho biết, ê buốt răng tùy theo mức độ sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Theo đó người bệnh sẽ không thể tận hưởng cảm giác trọn vẹn khi ăn những thực phẩm yêu thích. Đồng thời ê buốt răng còn tạo cảm giác chán ăn, mệt mỏi, cụ thể như sau:
Cơ thể suy nhược do chán ăn, mất ngủ: Những cơn ê buốt kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ về đêm. Lâu dần tình trạng này khiến cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm cân nhanh chóng, tinh thần sa sút,…
Tự ti trong giao tiếp: Như đã nói ở trên, răng nhạy cảm có thể do một số bệnh lý gây nên. Vì thế hơi thở người bệnh đôi khi sẽ có mùi hôi tanh, sưng đỏ, quanh vùng nướu chảy máu,…Những triệu chứng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp xã hội.
Khả năng mất răng cao: Ê buốt răng do sâu răng, viêm nướu, tụt nướu hoặc một số bệnh lý răng miệng khác nếu không được điều trị sớm có thể gây rụng răng. Lúc này người bệnh cần trồng răng giả để hoạt động nhai nghiền thức ăn hoạt động bình thường.
Cách điều trị răng nhạy cảm hiệu quả
Xem thêm: nha khoa quốc tế việt đức
Nhờ sự can thiệp của nha sĩ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gel chống ê buốt răng. Các sản phẩm này bày bán tại nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc, vì thế bạn có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng. Một số loại gel khắc phục răng nhạy cảm như:
Sensikin: Loại gel này có tác dụng giảm nhanh các cơn ê buốt do mòn men răng, tụt nướu. Người bệnh có thể bôi trực tiếp gel lên vùng nướu răng bị ê buốt một ngày 4-5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ.
GC Tooth Mousse: Loại gel này có khả năng trung hòa axit và làm sạch răng, chống tình trạng khô miệng và giảm ê buốt. Mỗi lần dùng bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ gel và bôi lên vùng năng bị bệnh. Sau 3 phút bạn sẽ thấy gel thấm đều trên các răng.
Emoform: Công dụng của loại gel này là loại bỏ ê buốt, phòng ngừa sâu răng rất tốt. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 4-5 lần, với trẻ nhỏ chỉ dùng 1 lần vào buổi tối.
Các loại gel được đánh giá cao về hiệu quả và độ tiện lợi, thế nhưng bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ nha sĩ.
Ngoài việc sử dụng các sản phẩm chống ê buốt tại chỗ, người bệnh có thể cân nhắc phương pháp trám răng, tái khoáng, bọc răng sứ,… Đây là những biện pháp khắc phục ê buốt lâu dài thường được bác sĩ nha khoa gợi ý.
Trám răng: Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nhân tạo để trám bít vào phần răng bị sâu hoặc sứt mẻ, mòn men răng,… Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời và chi phí điều trị. Thế nhưng bạn chỉ nên áp dụng nó khi ê buốt ở mức độ nhẹ và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Bọc răng sứ: Để bọc răng sứ cải thiện đau răng ê buốt nha sĩ cần mài mòn 1 chút men răng và ngà răng của bạn. Tiếp đó tạo mão răng sứ để chụp lên trên chiếc răng đã bị mài đó. Kỹ thuật này không chỉ khắc phục răng nhạy cảm mà còn có tính thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng lâu. Với những trường hợp răng bị sâu nặng, mẻ nhiều, men răng hư tổn nặng và không thể trám thì đây là biện pháp tối ưu dành cho bạn.
Loại bỏ triệu chứng của bệnh nướu răng: Người bệnh sẽ được cạo vôi răng, làm láng chân răng dưới đường nướu. Hoặc nếu bệnh nhân bị nướu răng nặng sẽ được phẫu thuật, tiếp đó dùng thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm.
Điều trị tủy: Nguyên nhân ê buốt răng do sâu răng, lúc này bệnh nhân sẽ được điều trị tủy trong vòng 1-2 tuần. Sau đó nha sĩ dùng tủy nhân tạo để đưa vào, thay thế phần tủy đã hỏng. Riêng với trẻ em, việc điều trị tủy sẽ không được thực hiện do răng sữa của bé có liên quan đến nhiều dây thần kinh khác. Việc loại bỏ tủy răng ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình răng vĩnh viễn phát triển về sau.
Nhổ răng: Đây là biện pháp cuối cùng nếu như sâu răng, viêm nướu đã quá nặng, không thể bảo tồn. Sau khi nhổ bỏ răng sâu, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn bạn trồng răng giả, lắp bọc chụp răng sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến việc nhai nuốt.
Sử dụng mẹo dân gian
Dùng lá ổi chữa ê buốt răng tại nhà
Dầu đinh hương
Súc miệng nước muối
Mẹo dân gian từ lô hội
Baking soda
Ăn gì để hạn chế răng ê buốt
Ăn nhẹ bằng các thực phẩm lành mạnh
Uống nhiều nước, sữa và nước trái cây
Nhai kẹo cao su
Bổ sung nhiều chất xơ
Tăng cường vitamin A, B, canxi
Cụ thể những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị ê buốt răng
Thực phẩm lạnh: Nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến răng bị ê buốt. Vì thế nếu bạn đang bị răng đau ê buốt cần nói KHÔNG với đá, kem,…
Bia, rượu: Đây là những thức uống chứa rất nhiều cồn, chúng không chỉ làm xỉn màu răng mà còn ức chế quá trình sản xuất nước bọt trong khoang miệng. Từ đó làm hại men răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Đồ ăn khô cứng: Khi bạn dùng sức để cắn xé thực phẩm khô, dai cứng sẽ khiến răng bị tổn thương, sứt hoặc mẻ, thậm chí là gãy răng.
Đồ ăn nhiều axit: Cụ thể như cam, canh, nước có gas,… với hàm lượng axit cao sẽ phá hủy lớp bảo vệ răng và gây nên chứng ê buốt khó chịu vô cùng.
Ê buốt răng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo ra nhiều phiền toái khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Vì thế ngay khi có dấu hiệu ê buốt bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được khám, chữa kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn.
https://www.facebook.com/nhakhoathammysunshine

Thông tin liên hệ


: Quanghieu9
:
:
:
: