Đặt banner 324 x 100

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm chính xác [2023]


Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm chính xác [2023]

Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm phát triển khiến cho ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều thương hiệu sản xuất mỹ phẩm nội địa ra đời,  các dây chuyền sản xuất mỹ phẩm từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm trong nước đang rất hạn chế. Vì vậy, để đáp ứng nguồn nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm như thế nào, cần những chứng từ gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các vấn đề trên. 

1. Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm là gì?

Nguyên liệu là những thành phần được dùng để tạo nên một sản phẩm. Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm là những chất được sử dụng để điều chế, gia công và sản xuất các loại mỹ phẩm. Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm rất đa dạng và phong phú. 

 

2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu của nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thuộc các chương sau:

Với nguyên liệu có nguồn gốc chiết xuất từ thực vật thuộc Chương 13: Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác. 

Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm. Phân nhóm 2207: Cồn etylic chưa biến tính có nồng độ cồn từ 80% trở lên tính theo thể tích; cồn etylic và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ.

Chương 28: Hóa chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị

Chương 29: Hóa chất hữu cơ

Chương 38: Các sản phẩm hóa chất khác

Chương 33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh

Chương 34: Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, các chế phẩm bôi trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp đã được chế biến, các chế phẩm dùng để đánh bóng hoặc tẩy sạch, nến và các sản phẩm tương tự, bột nhão dùng làm hình mẫu, "sáp dùng trong nha khoa" và các chế phẩm dùng trong nha khoa có thành phần cơ bản là thạch cao.

3. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

3.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật thuộc diện phải kiểm dịch thực vật

Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT.

  • Bước 1: Đăng kí kiểm dịch thực vật.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ giấy hoặc nộp qua trực tuyến. Trường hợp nộp hồ sơ qua trực tuyến, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản và thao tác trên phần mềm PQS.

Thành phần hồ sơ đăng kí kiểm dịch thực vật gồm:

·         Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

·         Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) do nước xuất khẩu cấp.

·         Invoice, packing list, Vận đơn và hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ và phản hồi về tính hợp lệ của bộ hồ sơ mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

  • Bước 3: Kiểm tra vật thể (hàng hóa)

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể. Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

·         Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Đối với lô hàng đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.

Đối với lô hàng không đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật (hàng hóa bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ) cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

3.2. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu là hóa chất.

Hóa chất nhập khẩu được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/10/2017. Theo Nghị định này, hóa chất nguy hiểm được phân làm 4 loại sau:

Loại 1: Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (thuộc phụ lục I, II của Nghị định 113)

Loại 2: Hóa chất cấm nhập khẩu (thuộc phụ lục III của Nghị định 113): đối với những hóa chất này thì doanh nghiệp không được phép nhập khẩu.

Loại 3: Tiền chất công nghiệp (thuộc danh mục tiền chất công nghiệp của Nghị định 113)

Loại 4: Hóa chất phải khai báo trước khi nhập khẩu (thuộc phụ lục V của Nghị định 113)

 

Thủ tục nhập khẩu cho 4 loại hóa chất trên là khác nhau.

·         Loại 1: Đối với hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.

 

  • Loại 2: Tiền chất công nghiệp

Hiện này, việc xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử Một cửa Quốc gia, website: https://vnsw.gov.vn/. Với doanh nghiệp chưa có tài khoản thì cần tạo tài khoản và đăng nhập. Sau khi đăng nhập, chọn vào mục “Cấp giấy phép XNK tiền chất công nghiệp” và “Thêm mới” để tạo hồ sơ, thực hiện nhập dữ liệu các tiêu chí khai báo trên hệ thống.

Loại 3: Hóa chất phải khai báo hóa chất trước khi nhập khẩu

Tương tự như tiền chất công nghiệp, với những hóa chất thuộc phụ lục V của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo hóa chất trước khi nhập khẩu tại Cổng thông tin điện tử Một cửa Quốc gia: https://vnsw.gov.vn/.

Khi đã có đầy đủ các loại giấy tờ xuất nhập khẩu cần thiết, giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm.

4. Thủ tục hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan điện tử và gửi hồ sơ đến cơ quan hải quan gồm các chứng từ sau:

  • Mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu

  • Hóa đơn thương mại

  • Vận đơn

  • Các giấy tờ liên quan (nếu có): Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hàng hóa sản xuất, kinh doanh có điều kiện, Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp, Khai báo hóa chất, MSDS đối với hàng hóa chất,...

  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): nếu có

Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, lệ phí hải quan. 

Sau khi tờ khai hải quan được công chức hải quan kiểm tra và duyệt thông quan, doanh nghiệp thực hiện hải quan giám sát tại cửa khẩu và vận chuyển hàng hóa về kho cơ sở sản xuất.

Xem thêm: Quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm của công ty GOL. Để làm thủ tục thông quan hàng hóa được diễn ra thuận tiện, công ty GOL chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng phần mềm khai báo hải quan điện tử. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm, vui lòng liên hệ ngay với hotline: 0909.898.588.

 


 

Thông tin liên hệ


: golvnn
:
:
:
: