Đặt banner 324 x 100

Mắt sụp mí: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả


Mắt sụp mí là nguyên nhân khiến gương mặt thiếu thẩm mỹ, thiếu sức sống và già trước tuổi. Đôi mắt là đại diện cho gương mặt và tâm hồn mỗi người. Người bị sụp mí cần xác định nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp. Cùng Thanh Hằng Beauty Medi tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và cách sửa sụp mí mắt qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Cắt mắt 2 mí: nên bấm mí hay phẫu thuật cắt mí mắt?

Mắt sụp mí là gì?

Mắt sụp mí là tình trạng mắt có bờ mi trên và da mi bị sa xuống. Bình thường, mi trên sẽ che qua vùng rìa giác mạc phía trên khoảng 2mm. Đó là ranh giới giữa lòng đen và lòng trắng của mắt. Nếu vượt quá giới hạn đó là biểu hiện của mắt sụp mí. Tình trạng sụp mí có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. 

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, mắt sụp mí còn làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống hàng ngày. Nhận biết sớm dấu hiệu mắt sụp mí là cách để khắc phục kịp thời và mang lại hiệu quả cao. 

>> Xem thêm: 2 mắt không đều: Nguyên nhân, cách khắc phục mắt to mắt nhỏ

Mắt sụp mí là tình trạng mắt có bờ mi trên và da mi bị sa xuống

Mắt sụp mí là tình trạng mắt có bờ mi trên và da mi bị sa xuống (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu cho thấy mí mắt bị sụp

Trước khi cho biểu hiện rõ rệt, mí mắt bị sụp thường có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau: 

  • Mi mắt trên và da mi bị sa xuống
  • Mở mắt khó khăn
  • Mắt khó mở to như bình thường
  • Phải ngẩng cao đầu hoặc nhăn trán mới có thể nhìn rõ
  • Mi trên sa trễ qua bờ mi và che phủ đồng tử

>> Xem thêm: Phòng ngừa và lấy bọng mắt hiệu quả

Dấu hiệu cho thấy mắt bị sụp mí

Dấu hiệu cho thấy mắt bị sụp mí (Nguồn: Internet) 

Nếu không được xử lý kịp thời, các dấu hiệu này ngày càng biểu hiện rõ rệt. Lâu dần, tình trạng mắt sụp mí sẽ trở nên trầm trọng hơn. Các dấu hiệu trên có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào từ người trẻ đến người cao tuổi. Xác định nguyên nhân là việc quan trọng trước khi đưa ra giải pháp khắc phục. 

Nguyên nhân khiến mắt sụp mí

Tình trạng mắt sụp mí do nhiều nguyên nhân, từ tự nhiên đến tác động khách quan và chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây nên vấn đề này. 

Mắt sụp mí do bẩm sinh

Nhiều trường hợp sinh ra đã bị sụp mí mắt. Hiện tượng mí mắt bị sụp càng được biểu hiện rõ rệt khi đứa trẻ lớn dần lên. Sụp mí bẩm sinh chiếm khoảng 50 – 70% các trường hợp sụp mí. Nguyên nhân phổ biến là do bất thường về cơ, rối loạn và thay đổi kết cấu các sợi cơ nâng mi. Hậu quả là dẫn đến sự suy giảm hoặc gần như không có chức năng của cơ nâng mi. 

Nheo mắt, nháy mắt khi tập trung quan sát là biểu hiện thường gặp của sụp mí nhẹ. Khi sụp mí nặng, trẻ thường phải ngửa cổ, rướn trán khi nhìn và khả năng nhìn kém. 

Sụp mí mắt bẩm sinh nếu không xử lý kịp thời có thể gây tật khúc xạ, giảm/mất thị lực, nguy hiểm hơn là bệnh lý ảnh hưởng đến tính mạng.

>> Xem thêm: Mũi diều hâu là gì? Tốt hay xấu? Tướng số người có mũi diều hâu

Mắt sụp mí do bẩm sinh

Mắt sụp mí do bẩm sinh (Nguồn: Internet)

Mắt sụp mí do lão hóa

Khi tuổi tác càng cao, da lão hóa mạnh dẫn đến chảy xệ và mí mắt cũng không ngoại lệ. Da chùng nhão, mỡ mí mắt dày khiến mí bị sụp và cản trở tầm nhìn. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người ngoài 30 tuổi trở lên. Mắt sụp mí do lão hóa làm giảm sức sống và khiến gương mặt già đi trông thấy.