Đặt banner 324 x 100

Về cà phê


Truyền thuyết cây cà phê

Có một truyền thuyết khá thú vị về cây cafe như sau. Một chàng chăn cừu tên là Kaldi, trong một lần đưa đàn cừu đi ăn, anh quan sát thấy những con cừu ăn thứ trái cây lạ màu đỏ bỗng nhảy nhót vui vẻ bất thường. Anh nếm thử thứ trái cây lạ này bỗng cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, dồi dào năng lượng. Sau đó, anh đã báo cho các vị tu sĩ. Thoạt đầu họ nghĩ đó là thứ trái cấm đã đưa quỷ dữ đưa đến và quyết định đem đốt thứ hạt này. Tuy nhiên mùi hương toả ra từ những hạt lạ khi bị đốt khiến họ muốn nếm thử. Quả thật, tinh thần của họ sảng khoái lạ thường. Họ quyết định biến nó thành một thứ thức uống trước mỗi buổi hành lễ.

nguồn gốc cây cà phê
Cây cà phê được cho là có nguồn gốc từ đất nước Ethiopia xa xôi.

Tuy nhiên đó chỉ là truyền thuyết. Sự thật thì cây cà phê có nguồn gốc ở Ethiopia (trước đây có tên là Kaffa). Chính những người nô lệ bị bắt từ Ethiopia sang Ai Cập đã mang loại quả này đi theo. Sau đó chúng nhanh chóng trở thành thứ thức uống được người Ai Cập hết sức ưa chuộng.

Đến thế kỷ thứ 18, những người Hà Lan đầu tiên đã mang được cà phê ra ngoài lãnh thổ Ai Cập và đến trồng ở xứ Martinique. Sau đó người Pháp và Brazil cũng mang được loại quả này về quê hương của mình. Đó là bước đầu để cây cà phê được trồng ở khắp nơi trên thế giới.

Cấu tạo và thành phần của quả cà phê

Cấu tạo của quả cafe

Trong một quả cafe có 6 phần chính: cuống, vỏ quả, vỏ thịt, vỏ trấu, vỏ lụa và nhân hay còn gọi là hạt cà phê.

Phần cuống cafe

Là phần liên kết giữa quả và cành cây, cuống cà phê cần phải dẻo dai. Điều này giúp quả cafe không bị rụng do tác động tự nhiên bên ngoài nhưng phải giòn để dễ thu hái.

Vỏ quả

Đây là lớp bỏ ngoài cùng của trái cafe, có chức năng bao bọc và bảo vệ các phần bên trong. Khi chưa chín, vỏ cà phê sẽ có màu xanh lá cây và khi chín sẽ chuyển dần sang màu đỏ hoặc vàng tùy giống cà phê. Phần vỏ của các loại Arabica sẽ mềm và nhỏ hơn so với Robusta và Chari.

Vỏ thịt

Vỏ thịt của cà phê có vị ngọt nhẹ, có thể ăn được. Trong cách tạo nên cafe Chồn, con chồn sẽ ăn và hấp thụ phần vỏ thịt và thải phần nhân ra. Phần vỏ thịt của Arabica có vị ngọt và mềm nhất, trong khi đó cà phê Chari có vỏ thịt dày hơn cả.

Cấu tạo hạt cà phê
Hạt cà phê có cấu tạo gồm nhiều lớp khác nhau.

Phần vỏ trấu

Đây là lớp vỏ khá cứng sau khi được phơi khô để bảo vệ nhân cafe. Sau khi thu hoạch cafe, người ta sẽ loại bỏ đi vỏ ngoài. Vỏ thịt và phần chất nhờn, chỉ còn vỏ trấu và hạt bên trong. Khi chế biến, lớp vỏ trấu này cũng được loại bỏ và có thể dùng để làm chất đốt, ủ phân rất tốt.

Lớp vỏ lụa

Vỏ lụa là phần rất mỏng và mềm bao bọc chung quanh nhân cà phê. Mỗi loại cafe đều có màu sắc vỏ lụa khác nhau. Theo đó, vỏ của Arabica có màu trắng, cà phê Robusta có màu nâu nhạt còn lớp vỏ lụa của cafe Chari thì có màu vàng nhạt.

Nhân cafe

Đây chính là thành phần tạo nên giá trị cho cây cafe. Nhân cà phê được chia thành 2 phần: phần ngoài cứng gồm những tế bào nhỏ chứa chất dầu, phần trong có những tế bào lớn và tương đối mềm. Ngoại trừ những trường hợp như cafe chỉ có 1 nhân, hoặc hy hữu là 3 nhân thì đa số mỗi hạt cà phê đều có 2 phần bằng nhau.

Thành phần hóa học của quả cafe

Trong một quả cà phê hoàn chỉnh sẽ có rất nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần đều rất quan trọng để tạo nên hương vị cho nhân cafe.

Vỏ quả

Trong phần vỏ quả cafe có chứa nhiều chất Antoxian nên khi chín quả thường có màu đỏ. Ngoài ra phần vỏ quả còn chứa nhiều các chất như caffeine, Alkaloid, Tannin và rất nhiều loại enzim khác.

Vỏ thịt

Lớp vỏ thịt chứa chủ yếu là các chất nhớt và những tế bào mềm. Phần này chứa rất nhiều đường khiến quả cafe có vị ngọt, bên cạnh đó là chất hỗ trợ quá trình lên men Pectinase khiến vị của nhân cà phê ngon hơn.

Vỏ trấu

Vì được bao bọc ngay bên ngoài nhân nên lớp vỏ trấu cũng được thừa hưởng một lượng caffeine đáng kể, lên đến 0.4% trọng lượng quả cafe.

Nhân cà phê

Trong nhân cafe chín hoàn toàn, lượng nước chiếm đến 10 – 12%, sau đó là 10 – 13% Lipid, 9 – 11% Protein, 5 – 10% đường và 3 – 5% tinh bột. Mỗi chủng loại cà phê đều có thành phần hóa học khác biệt tạo nên hương vị đặc trưng. Ngoài ra, nếu chế biến tối ưu thì cũng giúp cải thiện chất lượng rất nhiều.
Nguồn: https://haibeos.website/ca-phe-2/

Thông tin liên hệ


: haibeos
:
:
:
: