Thiết kế website đơn giản khi bạn không biết gì về lập trình
1. Khái niệm về thiết kế Website
Thiết kế Website hay Web Design ở đây được hiểu đơn giản là một công việc giúp tạo ra một trang cung cấp những thông tin cần thiết cho người dùng dưới dạng điện tử. Và nó được người dùng truy cập thông các thiết bị điện tử có kết nối với mạng Internet. Thiết kế Website có 2 loại cơ bản gồm:
1.1. Website tĩnh
Website tĩnh hay Static Website là nói về những trang web được thiết kế hiển thị nội dung cố định ít cần phải thay đổi trực tiếp. Nhờ vậy mà việc quản lý trang trở nên dễ dàng hơn. Những nội dung đó thường được tạo ra dưới dạng HTML và thường được lưu có phần mở rộng là .html hay .htm. Do đó, khi muốn thay đổi thêm bớt nội dung trang thì người quản lý trang đó sẽ phải làm lại mới hoàn toàn. Đối với Website tĩnh này thì người dùng hầu như chỉ có thể đọc thông tin và không có khả năng tương tác trực tiếp cùng với trang.
1.2. Website động
Website động hay Dynamic Website là chỉ những trang web được thiết kế hiển thị nội dung có thể thay đổi một cách dễ dàng. Đối với Website động này thì nó giúp cho việc tương tác với người dùng tăng cao như tính năng cho phép người dùng tạo tài khoản trên trang, cho phép bình luận… Do đó mà việc quản lý trang có thể sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
2. Website đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
Đối với một cá nhân hay một tổ chức bất kỳ nào thì Website chính là một công cụ vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Bởi nó giúp cho việc tiếp cận khách hàng và bán được sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số vai trò mà Website mang lại.
2.1. Định hình được hình ảnh của thương hiệu
Một Website có thể giúp bạn định hình được hình ảnh của thương hiệu mình rất tốt chỉ khi bạn biết cách tận dụng những bài blog viết về những hoạt động của thương hiệu (như bán hàng, khuyến mãi, từ thiện… hoặc những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu) gây được sự thu hút, ấn tượng tốt với khách hàng. Điều này giúp hình thành nhận thức của khách hàng và khiến họ nhớ mãi đến thương hiệu của bạn.
2.2. Kênh bán hàng trực tuyến
Trong bán hàng trực tuyến, việc có một Website là một điều vô cùng cần thiết. Nó giúp thương hiệu của bạn trở nên uy tín và đáng tin cậy hơn nhờ vào giao diện thân thiện với người dùng, nguồn thông tin cung cấp về sản phẩm hay dịch vụ cần thiết. Ngoài ra nó còn giúp bạn tăng doanh số bán hàng và ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
2.3. Cung cấp thông tin và trao đổi cùng khách hàng
Một Website uy tín là một trang cung cấp những thông tin cần thiết đối với khách hàng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm đến dịch vụ trong kinh doanh. Nếu như bạn không có Website để cung cấp những thông tin cho người dùng, khi đó họ sẽ khó mà đưa ra quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bên cạnh đó, Website còn giúp trao đổi với khách hàng thông qua hệ thống hỗ trợ khách hàng, chat trực tuyến để có thể hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của khách hàng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng biểu mẫu liên hệ được tích hợp trên Website của mình và cho phép khách hàng đánh giá, chia sẻ quan điểm của họ. Đây là một điều vô cùng tuyệt vời trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
3. Lưu ý khi làm thiết kế Website
3.1. Giao diện thân thiện và hấp dẫn người dùng
Một Website thu hút, hấp dẫn người dùng đó là có một giao diện hài hòa, có điểm nhấn. Đặc biệt chính là màu sắc giao diện phải có liên quan đến logo thương hiệu của bạn, điều này nó giúp mức độ nhận diện thương hiệu của bạn được nâng cao hơn.
Bên cạnh đó thì giao diện của bạn có màu sắc tương đồng, phù hợp với thương hiệu vẫn chưa đủ. Bạn cần phải tối ưu giao diện hơn nữa, xem nó có thân thiện trên các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop hay không. Điều này nó không chỉ giúp thu hút mà nó còn giúp tăng trải nghiệm của người dùng nữa.
3.2. Màu sắc và hình ảnh phù hợp với lĩnh vực kinh doanh
Màu sắc
Việc lựa chọn màu sắc chủ đạo ở đây rất quan trọng, bạn không thể tùy ý chọn màu sắc được bởi nó đóng vai trò trong việc gây ấn tượng về thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng, điều này giúp cho việc tiếp cận với khách hàng trở nênhiệu quả hơn. Chẳng hạn như thương hiệu của bạn chuyên cung cấp các mặt hàng rau củ quả thì màu xanh lá cây sẽ là màu chủ đạo của Website bạn, với màu này thì nó cũng giúp cho Website của bạn dễ nhìn và sẽ không gây khó chịu cho người dùng.
Hình ảnh
Việc lựa chọn đăng tải hình ảnh cũng tương tự với việc chọn màu sắc vậy. Bạn cũng không thể tùy ý đăng tải được. Trước tiên bạn cần đảm bảo rằng những bức ảnh này thuộc quyền sở hữu của bạn, nếu dùng từ nguồn khác thì cần phải xác minh rằng bạn được quyền sử dụng nó.
Về tốc độ tải trang của bạn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào việc định dạng, tối ưu hóa hình ảnh của bạn. Đối với hình ảnh có chất lượng cao bạn nên sử dụng định dạng JPEG, đối với hình ảnh có nền trong suốt thì sử dụng PNG và sử dụng GIF cho hình ảnh động.
Ngoài ra hình ảnh của bạn cũng cần phải đảm bảo rằng có đầy đủ thẻ Alt Text cho mỗi hình ảnh, nó giúp cho các công cụ tích hợp trong Website hiểu rõ nội dung được thể hiện trong hình ảnh của bạn.
3.3. Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm của người dùng trên Website của bạn, bởi không một ai muốn phải chờ đợi quá lâu để có thể xem được nội dung mà mình cần. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của Wesite hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Tốc độ tải trang nhanh hay chậm cũng có thể đánh giá được Website đó có đạt chuẩn SEO hay là không. Nếu Website đó có tốc độ tải trang nhanh thì chứng tỏ rằng nó đang được đánh giá rất cao và ngược lại nếu như tốc độ tải trang quá chậm.
3.4. Sự tương tác cùng với người dùng
Ngoài việc cung cấp những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn ra thì việc giữ tương tác cùng người dùng bạn cũng không nên bỏ qua. Việc tích hợp các tính năng như thêm vào giỏ hàng, thanh toán trực tuyến cũng rất hiệu quả trong việc tương tác với khách hàng và còn có khả năng cao khách hàng sẽ lựa chọn mua sắm thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó thì việc tư vấn thông qua hệ thống chat trực tuyến hoặc các chatbot được tích hợp trong Website cũng là ý tưởng tuyệt vời khi nó có thể lắng nghe, giải đáp và đưa ra các giải pháp cho mọi thắc mắc mà khách hàng gặp phải về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu bạn. Điều này cũng giúp tăng cường sự tương tác giữa thương hiệu của bạn cùng với khách hàng.
3.5. Tối ưu từ khóa và nội dung bài viết chất lượng
Tối ưu từ khóa
Để có thể tăng cao khả năng Website của bạn xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm thì việc tối ưu từ khóa là điều vô cùng cần thiết. Không những giúp Website của bạn tăng thứ hạng tìm kiếm mà còn giúp cải thiện mức độ tin cậy và chuyên nghiệp mà Website bạn mang lại. Điều này cho thấy bạn rất chú tâm đến bài viết của mình để có thể cung cấp thông tin đến với khách hàng một cách tốt nhất.
Ngoài ra, việc tối ưu từ khóa này còn giúp bạn nắm bắt được đúng nhu cầu của khách hàng đang hướng tới thông qua việc tìm hiểu về những từ khóa mà khách hàng có thể sẽ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
Nội dung bài viết
Nội dung bài viết không thể viết tùy tiện được, nội dung bài viết của bạn cần đảm bảo cung cấp được giá trị hữu ích mà người đọc hướng tới, những nội dung đó giúp cho họ giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải.
Một nội dung chất lượng trên Website sẽ giúp xây dựng được mối quan hệ với người đọc, giúp giữ chân người đọc ở lại lâu hơn và còn có khả năng họ sẽ chuyển đổi quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của thương hiệu bạn.
Đặc biệt bạn cũng cần phải tối ưu hóa định dạng văn bản hay hình ảnh mà bạn sử dụng vào bài viết của bạn. Việc định dạng một văn bản dễ nhìn dễ đọc và hình ảnh phù hợp sẽ làm tăng trải nghiệm của người dùng hơn, giúp cho việc tuyền tải nội dung hiệu quả hơn.
Để đảm bảo việc người đọc sẽ quay lại Website của bạn thì việc đăng tải bài viết thường xuyên cũng là một điều cần chú ý. Việc đăng tải này giúp duy trì nội dung của Website bạn luôn trong trạng thái tươi mới hoàn toàn với những thông tin hữu ích và mang lại giá trị.
3.6. Kiểm tra lỗi thường xuyên khi thiết kế website với những công cụ hỗ trợ sau
Việc kiểm tra lỗi thường xuyên của Website cũng là một phần quan trọng trong công việc quản lý và duy trì Website mà bạn cần chú ý. Kiểm tra lỗi như vậy cũng là có lý do, vì nó giúp đảm bảo rằng Website của bạn có hoạt động một cách hiệu quả hay là không và nó có đang cần phải cải thiện điều gì hay không. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ mà Digital Gate 5 có thể đề ra giúp cho bạn:
Google phân tích
Với Google Analytics 4, nó cung cấp cho bạn những thông tin, số liệu về cách mà người dùng thường hay tương tác với Website của bạn. Bạn có thể kiểm tra số lượng truy cập, nguồn truy cập, tỷ lệ thoát trang hoặc một số thay đổi khác của người dùng trong này để có thể đề ra hướng giải quyết cho Website của bạn.
Bảng điều khiển tìm kiếm của Google
Về Google Search Console thì đây là một công cụ cung cấp nhiều thông tin về hiệu suất mà Website bạn mang lại. Bên cạnh đó nó cũng sẽ thông báo cho bạn biết các vấn đề mà Website bạn đang gặp phải để có thể tìm ra hướng cải thiện Website.
Thông tin chi tiết về tốc độ trang của Google
PageSpeed Insights, đây là một công cụ giúp kiểm tra và đánh giá tốc độ tải trang của bạn hiện tại đang như thế nào. Tốc độ tải trang càng lớn thì chứng tỏ rằng mã nguồn của bạn đang có vấn đề hoặc kích thước dung lượng ảnh quá lớn.
Kiểm tra lỗi khi thiết kế Website
Về kiểm tra lỗi của Website có thể kể đến chẳng hạn như là Screaming Frog, SEMrush, hoặc Ahrefs giúp kiểm tra lỗi và thông báo chi tiết về các vấn đề gặp phải. Các công cụ hỗ trợ trực tuyến này có thể miễn phí hoặc có trả phí, bạn có thể xem xét để lựa chọn công cụ phù hợp cho mình.
4. Kết luận
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn hiểu rõ hơn về việc thiết kế Website là điều vô cùng cần thiết, bởi nó giúp mức độ nhận diện thương hiệu của bạn tăng cao và còn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng tiêm năng. Bên cạnh việc có một Website thì việc quản lý và tối ưu nó cũng vô cùng quan trọng.
Chúc bạn áp dụng thành công và sớm sở hữu một Website hiệu quả!
Bạn có thể xem thêm 10 công cụ phổ biến sau để có thể tự thiết kế Website cho chính mình.
Để biết thêm nhiều thông tin hơn bạn có thể xem thêm tại Kiến thức, liên hệ ngay tại đây hoặc qua Fanpage chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.