Đặt banner 324 x 100

1512


Suy thận độ 2 nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người suy thận độ 2

Bệnh nhân suy thận độ 2 nên ăn gì? Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là:

  • Giảm protein: Người bị suy thận độ 2 nên tiêu thụ khoảng 0.6 – 0.8 g protein trên mỗi kg cân nặng lý tưởng hàng ngày. Ưu tiên lựa chọn protein có giá trị sinh học cao từ động vật và tỷ lệ đạm động vật/tổng số trên 60%.  Protein là dưỡng chất cần thiết cho quá trình xây dựng cơ bắp và sửa chữa các mô, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể gây tích tụ chất cặn trong máu, khó loại bỏ hoàn toàn ở người bị suy thận. Do đó, nên bổ sung thực phẩm ít đạm như hến, đậu phụ, nấm xen kẽ với đạm động vật và thực vật để đảm bảo lượng đạm phù hợp với tình trạng suy thận.

  • Tinh bột: Lượng tinh bột tiêu thụ nên chiếm 50 – 60% năng lượng. Bạn nên ưu tiên loại tinh bột ít đạm như khoai lang, sắn dây, miến, khoai môn, hạn chế gạo, mì, bắp…

  • Chất béo: Lượng chất béo người suy thận ăn mỗi ngày nên chiếm khoảng 20 – 25% năng lượng. Chất béo cũng cần được lựa chọn cẩn thận, ưu tiên sử dụng chất béo không bão hòa như dầu thực vật, dầu cá; hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như thịt xông khói, da gà, mỡ heo…

  • Nên uống đủ nước: Uống đủ nước cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận. Nên cung cấp lượng nước bằng cách tính nước tiểu cộng thêm 500ml.

  • Vitamin và khoáng chất: Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rất cần thiết đối với bệnh nhân suy thận. Cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin B, C vào chế độ ăn cho bệnh nhân từ rau củ quả, trái cây. Tuy nhiên, khi người bệnh có tăng kali máu cần lựa chọn cái thực phẩm ít kali như các loại củ quả (su su, bầu, mướp,..) và trái cây ít kali (bưởi, thăng long, quýt, mận..)

  • Sữa: Ngoài ra, người bệnh suy thận cũng có thể sử dụng thêm các loại sữa có công thức chuyên biệt với bệnh lý suy thận độ 2 như Nepro 1, Nutricare Kidney 1, Leisure Kidney 1,… để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn 

Trước khi đi vào quá trình đưa ra một phác đồ điều trị suy thận mạn, các bác sĩ sẽ thực hiện qua một số biện pháp thăm khám, xét nghiệm và có các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn:

Khám lâm sàng 

Người bệnh trong chẩn đoán suy thận mạn có thể không có những biểu hiện lâm sàng, cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng. Suy thận mạn là tình trạng bệnh kéo dài, do đó bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh nhằm tìm hiểu về tiền căn cá nhân (diễn biến trên 3 tháng):

  • Tình trạng sưng phù (tái đi tái lại nhiều lần)

  • Tiểu máu và tiểu đạm

  • Tăng huyết áp khó kiểm soát

  • Cơn đau quặn thận

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận

  • Có cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động, giảm nhu cầu tình dục

Khám cận lâm sàng tầm soát 

  • Tiến hành xét nghiệm định lượng creatinin huyết thanh.

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hay albumine trong nước tiểu: Sử dụng với mẫu nước tiểu bất kỳ (Tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên của người bệnh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy).

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp

Chẩn đoán xác định 

Căn cứ chẩn đoán sẽ dựa vào một số yếu tố sau:

  • Tìm nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nguyên thận cấp (tuy nhiên, đôi khi có thể không tìm ra được nguyên nhân).

  • Người bệnh có tình trạng vô niệu hay thiểu niệu (xảy ra ở mức độ cấp tính).

  • Tốc độ tăng creatinin huyết thanh > 42.5 µmol (tròng vòng 24 giờ đến 48 giờ) so với creatinin nền. Nếu creatinin nền của người bệnh dưới < 221 μmol/l. Hay tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh trên > 20% (trong vòng 24 đến 48 giờ) so với lượng creatinin nền nếu creatinin nền của người bệnh > 221 μmol/l.

  • Người bệnh có mức lọc cầu thận giảm dưới < 60ml/ph (xảy ra tình trạng vô niệu)

  • Kali máu (thường tăng).

  • Có thể có toan máu chuyển hóa.

  • Bệnh thường diễn biến theo 4 giai đoạn.

Chẩn đoán bệnh thể lâm sàng 

  • Thể vô niệu: Thường sẽ dễ dàng trong việc chẩn đoán (dựa vào những yếu tố được nêu trên).

  • Thể suy thận cấp (có bảo tồn nước tiểu): Được tiến hành chẩn đoán thông qua nồng độ ure và creatinin trong máu tăng, mức lọc cầu thận giảm, hay xảy ra đột ngột sau khi có những nguyên nhân gây tác động (trước đó, những thông số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường).

Chẩn đoán phân biệt giữa tình trạng suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực tổn 

Thực hiện chẩn đoán phân biệt suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực tổn được đặt ra với những suy thận cấp (do nguyên nhân trước thận). Nếu trường hợp suy thận cấp chỉ ở mức suy giảm chức năng (nghĩa là không cung cấp đủ máu cho thận đảm bảo chức năng) thì chức năng của ống vẫn còn tốt, khả năng tái hấp thu natri, cô đặc nước tiểu của thận còn tốt.

Nguồn thông tin hữu ích xem thêm tại: nreci.org 


 

Thông tin liên hệ


: nreci12345
:
:
:
: