Đặt banner 324 x 100

6 Cách Tái Chế Giày Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường Tốt Đẹp Hơn


Giày dép là sản phẩm dù có chất lượng đến đâu vẫn sẽ phải cũ đi theo thời gian. Vào lúc này, có những cách tái chế giày nào là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng có một đôi giày cũ nhưng vẫn chưa biết làm thế nào, hãy cùng HERAMO tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

Có nên tái chế giày cũ?
Liệu bạn có biết rằng mỗi năm, có gần 300 triệu đôi giày cũ bị vứt đi theo Bộ Nội vụ Mỹ. Đó là một con số khổng lồ, gây ra sự ảnh hưởng đến môi trường vô cùng lớn. Ấy vậy mà, trên thế giới có hơn 300 triệu trẻ em lại chưa từng sở hữu một đôi giày nào (theo Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ).

Chính vì thế, chẳng có lý do gì để chúng không tái chế giày của mình cả. Việc tái chế giày sẽ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn giúp rất nhiều trẻ em ngoài kia có giày dép mang.
[​IMG]
6 cách tái chế giày để góp phần bảo vệ môi trường
Quyên góp từ thiện
Cách tái chế giày đầu tiên vô cùng đơn giản đó chính là quyên góp từ thiện. Có rất nhiều tổ chức từ thiện nhận quyên góp giày. Nếu những đôi giày của bạn vẫn còn khá mới nhưng bạn không cần nữa, hãy mang đến những tổ chức từ thiện. Bởi có rất nhiều người cần chúng hơn nhưng lại không đủ điều kiện để có chúng.
Bạn nên lưu ý một điều rằng phải đảm bảo giày của mình vẫn còn có thể sử dụng được để quyên góp nhé!
Trang trí vườn nhà
Cách tái chế giày thứ hai đó chính là sử dụng giày cũ để trang trí vườn nhà. 2 cách để trang trí vườn nhà bằng giày cũ gồm có:
  • Làm chậu cây: Những đôi giày kháng nước, thoáng khí sẽ là lựa chọn hoàn hảo để biến chúng thành một chậu cây thay thế. Hãy tái chế chúng thành những chậu cây thật xinh xắn.
  • Tổ chim: Giày cũ còn có thể tái chế thành một tổ chim đáng yêu cho những chú chim của bạn. Hãy chôn đế giày xuống xung quanh cây để tạo thành tổ chim. Bạn có thể cho thức ăn vào trong hoặc để trống để chim tự do làm tổ.
[​IMG]
Tái chế dây giày cũ
Tái chế dây giày cũ cũng là một phần của các cách tái chế giày. Nếu bạn là người sáng tạo và thích thủ công, đây chính là cách dành cho bạn. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo thêm những cách mới lạ để tái chế dây giày cũ. Dưới đây là 4 cách mà HERAMO gợi ý cho bạn:
  • Làm băng đô tóc: Bạn có thể sáng tạo, trang trí lên dây giày cũ để tạo ra những đôi băng đô vô cùng thời trang. Tuy nhiên, bạn cần phải giặt dây giày thật sạch trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Dây ruy băng: Sử dụng dây giày để làm dây ruy băng gói quà sẽ giúp món quà của bạn trông độc đáo hơn rất nhiều.
  • Trang trí vườn cây: Bạn có thể dùng dây giày để cố định các cây dây leo ở vườn của mình.
  • Trang sức: Chỉ cần một tí khéo tay, bạn sẽ có thể biến dây giày thành một chiếc vòng thắt dây đeo tay vô cùng thời trang.
[​IMG]
Bảo dưỡng và nâng cấp chúng
Nếu những đôi giày của bạn hư hỏng không quá nặng nề, hãy thử áp dụng cách tái chế giày thứ 4 này nhé! Ngoài giày thể thao thì đa số các loại giày khác đều có thể sửa được. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng sơn lại giày cũ để chúng có một diện mạo mới. Hãy kết hợp kim tuyến cùng với những tông màu sặc sỡ, họa tiết graffiti để giúp đôi giày độc đáo hơn.
Bán lại giày
Tương tự, nếu giày của bạn vẫn còn mới nhưng không còn phù hợp với nhu cầu của mình nữa. Hãy thử bán lại giày tại các cửa hàng second-hand. Việc bán lại giày bên cạnh việc mang lại cho bạn nguồn thu nhập thêm mà còn tăng tuổi thọ cho giày nữa đấy.
[​IMG]
Mua giày thân thiện với môi trường
Cách tái chế giày cũ cuối cùng đó chính là mua giày thân thiện với môi trường. Nghe có vẻ vô lý nhưng đây là cách mang tính bền vững nhất. Cụ thể trong những năm gần đây. Giày vải dệt đã trở thành lựa chọn phổ biến trong việc mua sắm giày thân thiện với môi trường. Được biết đến với sự thoải mái, tính linh hoạt và tính bền vững. Giày vải dệt ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều người.

Hiện nay, nhiều loại giày thể thao chống nước như giày Loom đã chuyển sang phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường. Giày vải dệt đã giảm thiểu lượng chất thải trong quá trình sản xuất ra môi trường lên đến 80%. Điều này xuất phát từ việc thiết kế upper của giày được dệt một cách liền mảnh, thay vì sử dụng phương pháp khâu lại như các loại giày khác. Hơn nữa, chất liệu dệt của giày này còn linh hoạt và dễ tái chế. Điều này góp phần tăng tính bền vững của quá trình sản xuất và sử dụng giày vải dệt trong ngành công nghiệp giày dép.

Đó chính là 6 cách tái chế giày mà HERAMO muốn giới thiệu đến bạn. Cùng thực hiện để giúp môi trường được xanh-sạch-đẹp hơn mỗi ngày nhé! Đừng quên theo dõi blog HERMO để đọc thêm nhiều mẹo vặt hữu ích cho đôi giày của bạn.

Thông tin liên hệ


: cphmthu
:
:
:
: