Đặt banner 324 x 100

Rèm Dán Tường Là Gì?


Nhắc đến các loại rèm cửa đẹp, dễ thương cho phòng riêng chắc chắn không thể bỏ qua mẫu rèm cửa dán tường siêu tiện lợi. Thay vì phải làm khung treo phức tạp, với loại rèm này người dùng chỉ cần dính lên tường và sử dụng. Vậy rèm dán tường là gì? Có mấy loại rèm cửa dán tường đang được sử dụng hiện nay? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để chọn lựa được cho mình mẫu rèm phù hợp nhất nhé!
 
rem-dan-tuong-la-gi
 
Rèm dán tường là gì?
Cũng giống như rèm vải, rèm dán tường đa năng được làm từ nhiều loại chất liệu như: Vải voan, vải bố, vải gấm, vải nhung… Cách lắp rèm thì khá đơn giản, bao gồm một miếng dán dài sẽ được dán cố định chạy theo chiều ngang khung cửa, còn miếng xốp có kích thước tương tự sẽ được may cố định vào tấm rèm. Chỉ cần chập (dán) hai mảng đó vào nhau là ta đã có được một tấm rèm ưng ý.
 
Rèm dán tường thường được dùng để làm rèm cửa sổ hơn là rèm cửa chính. Do rèm cửa phòng khách có kích thước lớn, độ chắn sáng cần được tối ưu nên người ta thường dùng các loại vải dày hoặc 2 lớp vải. Do đó rèm sẽ có độ rũ lớn kéo theo trọng lượng nặng liên tục tì đè xuống phía dưới nên những miếng dán nhỏ khó mà chống đỡ được.
 
Vì thế, những rèm cửa lớn ở cửa chính của các tầng hoặc rèm thông tầng do có khuôn khổ lớn nên phải có bộ khung đỡ được khoan cố định vào tường hoặc luồng trong các hộp rèm mới cố định tốt cho rèm, vừa toát lên vẻ hiện đại, thẩm mỹ hơn. Đồng thời, có nhiều gia đình ưa dùng rèm motor tự động để kéo rèm, đó là điều mà rèm dán không thể có được.
 
Ưu điểm nổi bật của rèm dán tường
Về thiết kế thì cách may và vải may màn dán tường vốn không khác gì với các loại rèm vải khác. Tuy nhiên lại có nhiều ưu điểm tiện lợi với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ hơn, giúp cho người dùng dễ dàng tháo lắp.
 
Không cần thanh treo rèm và khoan đục tường
Rèm cửa dán có thể lắp đặt bằng cách dán mà không cần khoan tường hay thanh treo rèm… vừa tốn thời gian, kinh phí cao mà còn để lại dấu vết trên tường sau khi tháo rời. Vì vậy, nó đang ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng.
 
Từ đó, gia chủ không cần phải thuê đơn vị thi công, khoan đục lằng nhằng, mất thẩm mỹ. Chỉ cần đo các kích thước chiều rộng và chiều dài của cửa sổ rồi ra cửa hàng đặt rèm về dán lên là xong.
 
Lắp đặt tại nhà dễ dàng
Ai cũng có thể tự mình lắp được loại rèm dán tường này theo ý thích của mình và dễ dàng thay đổi mẫu mã. Tạo ra sự tươi mới liên tục cho căn phòng mà không mất nhiều công sức so với bộ rèm thông thường.
 
Đặc biệt, sự ra đời của rèm cửa không cần khoan cũng giúp cho khách hàng có thể chủ động và dễ hơn trong việc mua vải rèm. Bởi vì có những cửa sổ kích thước quá nhỏ nên khi liên hệ lắp đặt rèm khoan tường bình thường cũng khó cho đơn vị thi công khi tính giá rèm cửa.
 
Như vậy, chỉ với vài phút lắp đặt, bạn đã có được một bộ rèm cửa sổ dán tường nhanh chóng. Không tốn nhiều công sức và tháo ra để vệ sinh giặt giũ dễ dàng. Hơn nữa, rèm dính này vẫn chống nắng cản sáng hiệu quả và đảm bảo tính thẩm mỹ tốt cho ngôi nhà.
 
Nhược điểm của rèm dán tường
Rèm cửa không cần thanh treo ngoài những ưu điểm trên thì còn có những nhược điểm bạn cần lưu ý khi có ý muốn mua rèm dán này để sử dụng.
 
– Chỉ phù hợp lắp đặt cho cửa sổ, trước phòng tắm… Không hợp lắp ở cửa chính vì khi rèm dính có trọng lượng lớn thì phần keo dán sẽ không chịu được sức nặng mà bị bong ra.
 
– Rèm dán tường không có motor tự động và thanh cuộn để cuộn tròn vải mà chỉ có thể dùng dây hoặc nẹp để buộc vải lại khi cần lấy sáng từ cửa sổ.
 
– Rèm dán cửa sổ thường là rèm vải, không đa dạng về mẫu mã như là rèm sáo gỗ, rèm cầu vồng, rèm sáo nhôm, rèm lá dọc…
 
– Mặt dù là loại rèm dính siêu chắc nhưng nếu bề mặt căn phòng thường hay ẩm ướt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng lớp keo dán tường cố định bộ rèm. Miếng dán tường sẽ bị giảm tác dụng dẫn đến bong tróc.

Thông tin liên hệ


: remmilan
:
:
:
: