Đặt banner 324 x 100

Hướng dẫn cách đặt cúng gà mùng 2 Tết để khởi sự đầu năm may mắn


Cúng mùng 2 tết là tục lệ tốt đẹp của ông bà ta từ ngàn xưa nhằm mong cầu một năm mới bình an và đầy may mắn. Bạn đã biết cách bày mâm cúng 2 ngày Tết, cách đặt cúng gà mùng 2 Tết này sao cho đúng chưa? Cùng đọc qua bài viết này nhé!

Tết Nguyên Đán là dịp sum vầy, đoàn viên sau 1 năm dài. Theo phong tục, mùng 2 Tết là lúc mọi người thường đi chúc Tết bà con họ hàng gần xa. Việc lo mâm cỗ tết, cúng gà mùng 2 cần được tiến hành đầy đủ từ mùng 1 Tết cho đến hôm hóa vàng.

1. Ý nghĩa của mâm cúng mùng 2 Tết (Cúng Thần Linh, Gia Tiên)

Sau khi cúng mùng 1 rước Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu, thì cúng mùng 2 cũng tương tự như vậy. Trước khi nắm cách đặt cúng gà mùng 2. Bạn cần nắm được cúng mùng 2 là cúng gì? 

 

Vào mùng 2 Tết, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng. Cúng mùng 2 mang ý nghĩa mời Thần Linh, Gia Tiên ăn cơm, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, các vị thần linh. Cầu mong một năm mới gặp nhiều điều tốt lành, làm ăn, cuộc sống luôn suôn sẻ. Cầu mong phù hộ, độ trì cho con cháu bình an và mọi sự tốt lành.

Hướng dẫn cách đặt cúng gà mùng 2 Tết để khởi sự đầu năm may mắn

 

 

2. Gà luộc cúng trên mâm cỗ mùng 2 Tết – nét đẹp văn hóa lâu đời

Trên mâm cỗ Tết hiếm khi nào vắng đi món gà luộc. Từ lâu, gà luộc cúng đã đi sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của người Việt. Gà luộc vừa là tượng trưng cho sức khỏe, may mắn đến với thân chủ. Nó cũng có ý nghĩa cầu mong tốt lành cho năm mới.

 

Chứa đựng những mong ước chính đáng cũng như niềm mong mỏi, hy vọng tốt đẹp về một năm mới hạnh phúc hơn, thành công hơn.

 

 

 

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được cách đặt cúng gà mùng 2 trên bàn thờ gia tiên chất lượng và an toàn nhất. Để nắm cách đặt cúng gà mùng 2, mời bạn tham khảo trong mục tiếp theo.

Hướng dẫn cách đặt cúng gà mùng 2 Tết để khởi sự đầu năm may mắn

3. Cách đặt cúng gà mùng 2 Tết

 

 

Chúng ta không xa lạ gì hình ảnh con gà luộc trong phong tục của người Việt. Và đã là phong tục thì chắc hẳn sẽ luôn được duy trì từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trình bày gà cúng như thế nào cho đẹp mắt.

 

Về cách trình bày, gà cúng cần phải đặt cho đúng hướng cúng. Cách đặt cúng gà mùng 2 trên mâm cúng cũng phải trông thật đẹp mặt để tỏ rõ được lòng thành khi cúng. 

 

Theo đó, cúng gà mùng 2 thường được đặt theo nhiều kiểu khác nhau. Cụ thể là hai kiểu trình bày phổ biến nhất khi cúng gà, như sau:

 

  • Đối với kiểu gà chầu: làm sạch ruột gà, sau đó, dùng dao rạc cổ gà và nhét cánh gà vào phần cổ để cánh thò ra từ miệng một chút.
  • Đối với kiểu gà quỳ: Gập hai chân gà lại, bẻ quặp ra phía sau, buộc chặt lại bằng dây để tạo dáng gà đang quỳ.

Hướng dẫn cách đặt cúng gà mùng 2 Tết để khởi sự đầu năm may mắn

 

4. Những lưu ý khi đặt gà cúng để mang đến nhiều may mắn

  • Không những cách cúng gà mùng 2 Tết mà trong tất cả những dịch khác, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Tốt nhất là dùng gà trống, đồng thời để chọn được con gà khỏe mạnh, thịt ngon và săn chắc thì nên chọn gà ta thả vườn.
  • Phải đảm bảo sao cho con gà sau khi luộc chín giữ nguyên phần da. Da không bị nứt, chân cánh chéo lên đỉnh đầu khi tháo dây không bị rớt ra.
  • Gà được đặt trong dĩa to, cho phần tiết và lòng gà dưới bụng gà và đầu gà hướng về phía bát hương.

Hướng dẫn cách đặt cúng gà mùng 2 Tết để khởi sự đầu năm may mắn

5. Chi tiết mâm cúng mùng 2 cho từng vùng miền

 

+ Các tỉnh miền Bắc

 

Bởi rất xem trọng việc cúng kiếng vào 3 ngày đầu năm, do đó, mâm cỗ đặc biệt thịnh soạn, thường có:

 

  • Một con gà luộc 
  • Bánh chưng
  • Nem rán, giò thủ hoặc chả lụa
  • Dưa món
  • Một đĩa đồ xào hoặc nộm
  • Một bát canh rau củ

Hướng dẫn cách đặt cúng gà mùng 2 Tết để khởi sự đầu năm may mắn

 

 

+ Mâm cỗ miền Trung và miền Nam

 

Mâm cỗ theo từng vùng miền có sự linh động hơn. Những món ăn Tết truyền thống được dâng lên như canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu hoặc bò rim, gỏi - nộm, giò, dưa hấu đỏ,...

 

Cũng có những nhà bày mâm cỗ mùng 2, cúng gà mùng 2 tươm tất tại tủ thờ gia tiên giống như một mâm cơm gia đình, để mời bề trên về cùng ăn với con cháu. Ngoài ra, đi cùng với mâm cúng còn có thêm trà rượu và một lọ hoa tươi.