Đặt banner 324 x 100

Ung thư lưỡi: Nhận biết triệu chứng và phòng ngừa bằng cách nào?


Ung thư lưỡi là một trong những căn bệnh ác tính thường gặp ở vùng khoang miệng và hầu họng. Do các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, bệnh thường được phát hiện muộn. Hãy cùng khám phá về nguyên nhân, các phương pháp điều trị và các dấu hiệu để phát hiện sớm ung thư lưỡi qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là sự phát triển bất thường của các tế bào trong lưỡi, có thể dẫn đến tổn thương hoặc sự hình thành của các khối u trên lưỡi.

Phân loại ung thư lưỡi dựa trên các giai đoạn và cấp độ khác nhau. Mỗi giai đoạn được xác định bằng ba yếu tố chính:

  • T đo lường kích thước của khối u, từ khối u nhỏ nhất là T1 đến khối u lớn nhất là T4.

  • N đo đạt việc ung thư có lan rộng đến các hạch bạch huyết ở cổ hay không. N0 cho biết không có sự lan rộng, trong khi N3 chỉ ra sự di căn đến nhiều hạch bạch huyết.

  • M chỉ ra sự di căn (sự phát triển của ung thư) đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Mức độ của ung thư ám chỉ mức độ nguy hiểm và khả năng lan rộng của nó. Ung thư lưỡi thường được phân thành ba cấp độ:

  • Cấp độ thấp: Phát triển chậm và ít khả năng lan rộng.

  • Cấp độ vừa phải.

  • Cấp độ cao: Rất nguy hiểm và có khả năng lan rộng cao.

Tỷ lệ mắc ung thư lưỡi ở nam giới cao hơn so với nữ giới, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Theo Hội ung thư Hoa Kỳ, hàng năm trên toàn cầu có khoảng 263.900 ca mắc mới, trong đó có khoảng 128.000 trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân nhập viện do ung thư lưỡi đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

Những dấu hiệu của ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề khác trong khoang miệng. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của ung thư lưỡi:

  • Đau họng, cảm giác có vật gì đó cản trở trong họng.

  • Xuất hiện vết loét không lành trên lưỡi kéo dài.

  • Mảng màu đỏ hoặc trắng trên lưỡi, không biến mất sau thời gian.

  • Cảm giác tê trong miệng.

  • Đau và nổi bật ở vùng lưỡi.

  • Ra máu từ lưỡi mà không có nguyên nhân rõ ràng.

  • Xuất hiện u bất thường trên lưỡi, cảm giác cứng và đau, không giảm đi sau một thời gian.

Điều trị bệnh ung thư lưỡi

Các phương pháp điều trị cho ung thư lưỡi bao gồm:

  • Phẫu thuật: Đây là biện pháp cơ bản và thường được sử dụng khi điều trị ung thư, không chỉ riêng ung thư lưỡi. Ở giai đoạn sớm, phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u. Trong giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật thường kết hợp với xạ trị và hóa trị để kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, khi có nguy cơ chảy máu nhiều tại khối u, phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài có thể được thực hiện để kiểm soát chảy máu.

  • Xạ trị: Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập trong các trường hợp ung thư lưỡi ở giai đoạn muộn mà không thích hợp cho phẫu thuật hoặc xạ trị triệt để ở giai đoạn sớm.

  • Hoá trị: Có thể thực hiện thông qua đường toàn thân hoặc đường tĩnh mạch lưỡi, có thể sử dụng đơn chất hoá trị hoặc kết hợp nhiều chất hoá trị. Hóa trị có thể được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật hoặc xạ trị, hoặc được sử dụng như một phần của kế hoạch điều trị toàn diện nhằm thu nhỏ khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, và ngăn cản cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ung thư.

#ungthuluoi, #dieutriungthuluoi, #ungthuluoilagi, #nhathuochongduc

Thông tin liên hệ


: Nhathuochongduc
: Nhà thuốc Hồng Đức
:
: 134/1 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TPHCM